29/10/2004 | lượt xem: 6 Hoàng Hoa Thám (1845-1913) Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1845 tại làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), cha ông là Trương Thận chiêu tập nghĩa binh nổi dậy chống lại triều đình, bị truy nã phải thay tên đổi họ trốn đi nơi khác. Hoàng Hoa Thám Sau khi giặc Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ, ông tham gia quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Đề Nẫm. Khi Đề Nẫm hy sinh, ông rút về Phồn Xương, Nhã Nam, Yên Thế lập căn cứ, đổi họ Hoàng, tên Thám. Đương thời gọi là Hoàng Hoa Thám hay Đề Thám. Hoàng Hoa Thám và con, cháuTừ năm 1887 - 1913, Đề Thám là lãnh thụ của nghĩa quân Yên Thế, với chiến khu và địa bàn hoạt động quanh vùng Bắc Giang - Thái Nguyên - Hưng Hóa. Ông lại có tài dùng binh, thu phục được nhiều tướng giỏi, mưu lược, khiến cho chúng ngày đêm lo sợ. Giặc Pháp nhiều lần phối hợp với Tổng đốc tay sai Pháp là Lê Hoan một mặt đàn áp, mặt khác chiêu hàng nhưng chúng vẫn không khuất phục được ông. Đến năm 1894, chúng chịu điều đình giảng hòa và cắt cho ông 6 tổng gồm 22 làng ở Phồn Xương. Bên ngoài ông giả vờ giảng hòa nhưng bên trong ông cho lập đồn điền, xây dựng cơ sở, liên hệ với văn nhân yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, mở rộng địa bàn hoạt động. Đảng Nghĩa Hưng cũng do ông làm lãnh tụ. Từ đấy suốt 10 năm ông liên tục chiến đấu, gây tổn thất nặng nề cho quân Pháp và bọn tay sai. Sau chúng phải huy động lực lượng lớn, dốc sức tấn công. Ông bị thua nặng phải trốn vào rừng. Quấn Pháp tải thương binh (Yên Thế, 1909)Ngày 19/2/1913 ông bị thuộc hạ của Lương Tam Kỳ phản bội ám sát. Phan Bội Châu có thơ điếu ông, tôn ông là Chân tướng quân (tướng quân chân chính). Vợ ba ông - bà Đặng Thị Nhu cũng rất nổi tiếng, đã giúp ông nhiều trong vùng đồn điền và trong trận mạc. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều giai thoại kể về tài đánh giặc của vợ chồng ông. Chính vì sự ngưỡng mộ với người anh hùng Yên Thế, Đơrao Sacbone một sĩ quan Pháp đã bỏ nhiều năm đi tìm mộ Đề Thám và năm 1944, ông đã tìm thấy ngôi mộ nằm tại Đồi Ngô thuộc cánh đồng Hữu Phúc. Với cảm xúc kính trọng, ông viết: “Khi mặt đất phủ bóng tối đã lộ ra dấu tích của ông và đồn Hữu Nhuế, tôi cảm thấy mình bay bổng cùng với huyền thoại về người anh hùng và chắc chắn sẽ sống mãi với các thế hệ người Việt Nam”. Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời. Theo di chúc, bà được an táng tại Phồn Xương, nơi người cha nhiều năm tháng xây dựng căn cứ chống giặc. Dấu tích thành Phồn Xương nay vân còn, tại đây có tượng đài, nhà lưu niệm về Đề Thám. Tại Dị Chế, dòng họ Trương cũng trưng một bàn thờ đơn sơ thờ Trương Văn Nghĩa, người con trung hiếu của quê hương và dòng họ. Bài văn thề đánh giặc của Đề Thám được gìn giữ như một kỷ vật thiêng liêng. Dưới đây xin trích một đoạn: Hỡi người dự lễ hôm nayCùng nhau ta nắm chặt tay thề nguyềnThề kế tiếp trung hiền, tiên liệt Đem máu xương trừ diệt xâm lăngCùng nhau hô tiếng to vang Việt Nam độc lập vững vàng muôn năm. Tăng Bá Hoành