Hát chèo

Đất chèo là đồng bằng Bắc Bộ. Khởi đầu chèo bằng hình thức trò nhại, trò diễn xướng dân gian từ thế kỷ XI, dần trở thành loại hình sân khấu tiêu biểu của người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nghệ thuật chèo truyền thống là một trong những di sản lớn quý báu của nền văn hóa dân tộc. Trên lĩnh vực nghệ thuật chèo, Hưng Yên đã có nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ tài năng lỗi lạc như Nguyễn Đình Nghị (1886-1954) quê làng Thụy Lôi huyện Tiên Lữ, người đã kinh qua chèo sân đình, chèo văn minh và thành đạt ở “chèo cải lương”, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử nghệ thuật chèo; Nghệ sĩ nhân dân Vũ Thị Định tức Hoa Tâm (1906-1986) quê xã Mai Động huyện Kim Động; Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Lan quê Phố Giác huyện Tiên Lữ.

Hát chèo trong lễ hội
Xưa kia phường chèo do một ông trùm cầm đầu đi diễn ở các thôn xã vào những dịp lễ, tết, hội hè. Ở Kim Động có cụ trùm Châu nổi tiếng cả vùng. Sân khấu chèo xưa kia là hai chiếc chiếu trải ở giữa, khán giả ngồi vây ba mặt nên gọi là chiếu chèo hay chèo sân đình.

Một cảnh trong vở chèo
"Quan Âm Thị Kính"


Tin liên quan

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
166 người đang online