Văn Miếu và lễ hội Văn Miếu

Đăng ngày 01 - 11 - 2004
Lượt xem:
100%

Cổng Văn Miếu

Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tọa trên một khu đất cao rộng gần 4.000m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên.

Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (Phủ Tiên Hưng của Hưng Yên ngày đó sau thuộc Thái Bình).

Văn Miếu
Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ, đời Trần, Trạng nguyên Nguyễn Kỳ người xã Bình Dân huyện Khoái Châu, triều Mạc. Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.

Bia ký ghi lại 176 Tiến sĩ

Trước đây, hằng năm vào 2 mùa xuân thu nhị kỳ, các ngày 10 tháng giêng và 14 tháng 8 tại Văn Miếu đều tổ chức tế lễ Khổng Tử, các quan lại đương triều về dự lễ rất đông.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Miếu là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, Xứ ủy Bắc kỳ, Tỉnh ủy Hưng Yên. 

Tại Văn Miếu những năm gần đây đã diễn ra các hoạt động mang đậm sắc thái văn hoá địa phương, dân tộc. Văn Miếu Hưng Yên đã trở thành một biểu tượng về nền văn hoá, văn hiến của tỉnh Hưng Yên.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đền Mẫu và lễ hội đền Mẫu(08/11/2004 2:37 CH)

Đền Thiên Hậu(01/11/2004 2:38 CH)

Đình Quan Xuyên và lễ hội(01/11/2004 2:38 CH)

Đền Đa Hòa(01/11/2004 2:38 CH)

Đền Hóa Dạ Trạch(01/11/2004 2:38 CH)

°
478 người đang online