Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên tháng Bảy và bảy tháng năm 2023

 1. Nông nghiệp và thủy sản
    Nhiệm vụ trọng tâm sản xuất nông nghiệp trong tháng là tập trung hoàn thành thu hoạch lúa vụ Xuân, gieo cấy lúa vụ Mùa; chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lâu năm và bảo vệ an toàn trên đàn gia súc, gia cầm.
    a) Trồng trọt
    Cây hằng năm: đến nay, toàn tỉnh đã kết thúc thu hoạch lúa vụ Xuân. Theo tổng hợp báo cáo sơ bộ của các huyện, thị xã, thành phố: năng suất lúa đạt 67,51 tạ/ha, giảm 0,1% (-0,07 tạ/ha); ngô đạt 58,79 tạ/ha, giảm 3,19% (-1,94 tạ/ha); đậu tương đạt 19,09 tạ/ha, giảm 1,00% (-0,19 tạ/ha); rau các loại đạt 256,39 tạ/ha, tăng 0,18% (+0,46 tạ/ha).
    Ngay sau khi kết thúc thu hoạch lúa vụ Xuân, các địa phương đã khẩn trương, tập trung gieo cấy lúa vụ Mùa. Theo báo cáo của ngành chuyên môn, đến ngày 20/7, toàn tỉnh gieo cấy được 25.122 ha lúa vụ Mùa (đạt 100,3% Kế hoạch), trong đó, gieo thẳng đạt 5.957 ha; diện tích chăm sóc lúa lần 1 đạt 23.512 ha; diện tích chăm sóc lúa lần 2 đạt 16.244 ha.
    Cây lâu năm: tình hình sản xuất cây lâu năm của Hưng Yên cơ bản ổn định. Tổng diện tích hiện có cây lâu năm ước đạt 15.757 ha, diện tích cây ăn quả chiếm trên 93% tổng diện tích hiện có.
    Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành thu hoạch diện tích vải cho sản phẩm. Ước tính sản lượng vải năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng vải Trứng Hưng Yên ước đạt 300 tấn. Một số loại cây ăn quả khác như cam, bưởi,… hiện nay đang trong giai đoạn phát triển quả. Đối với cây nhãn là sản phẩm chủ lực của tỉnh, do thời điểm nhãn nở hoa (nửa cuối tháng 3, đầu tháng 4) có nhiều ngày mưa nên tỷ lệ đậu quả thấp, dự báo sản lượng     nhãn năm nay thấp hơn so với năm trước.
    b) Chăn nuôi
    Trong tháng, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển khá ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Sơ bộ kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/7/2023, tổng đàn lợn, gia cầm trong tỉnh tiếp tục tăng. So với cùng kỳ năm trước, đàn trâu sơ bộ đạt 4.355 con, tăng 4,31%; đàn bò sơ bộ đạt 30.861 con, giảm 4,79%; đàn lợn sơ bộ đạt 507.893 con, tăng 5,41%; đàn gia cầm sơ bộ đạt 9.365 nghìn con, tăng 1,23% (trong đó đàn gà sơ bộ đạt 6.545 nghìn con, tăng 4,89%). So với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tháng Bảy ước đạt 42 tấn, tăng 2,44%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 318 tấn, tăng 3,92%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 8.550 tấn, tăng 5,28%; sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 3.512 tấn, tăng 4,65%.
    c) Thủy sản
    Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.216 ha, giảm 16 ha (giảm 0,3%) so với cùng kỳ năm trước. Loại cá nuôi chính vẫn là cá trắm, chép, trôi để tận dụng các tầng nước và thức ăn cho từng loại để khai thác triệt để diện tích nuôi và thức ăn thừa. Hoạt động nuôi cá lồng, bè trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục được phát triển, nhiều hộ, hợp tác xã tại một số địa phương trong tỉnh đã và đang mở rộng quy mô nuôi cá lồng trên sông Hồng. Nhiều hộ nuôi đã liên kết với nhau hoạt động theo mô hình Hợp tác xã để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời cũng nhận được những hỗ trợ của chính quyền về kỹ thuật, quảng bá thương hiệu,...
    Hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu trên các sông Hồng, sông Luộc và các vùng nước nội đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng khai thác có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước ô nhiễm, phương thức khai thác chưa bảo đảm dẫn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên này ngày càng cạn kiệt.   
    2. Sản xuất công nghiệp
    So với tháng trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Bảy tăng 0,34%, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,09%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,04%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,90%. Các sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng so với tháng trước là: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 18,77%; thức ăn cho gia súc tăng 3,33%; thức ăn cho gia cầm tăng 1,27%; thùng, hộp bằng giấy nhăn, bìa nhăn tăng 10,17%; gỗ ốp, lát công nghiệp tăng 1,44%;... tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so với tháng trước như: rượu Vodka và rượu Cô nhắc giảm 7,69%; nước khoáng không có ga giảm 2,34%; quần áo các loại giảm 7,57%; giày, dép khác chưa được phân vào đâu giảm 2,36%;...
     So với tháng cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Bảy ước tăng 5,25%, trong đó: chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,39%; chỉ số sản xuất ngành sản xuất, phân phối điện, nước nóng và hơi nước giảm 7,19%; chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 12,86%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng Bảy có khối lượng sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: giày, dép khác chưa được phân vào đâu tăng 16,06%; thùng, hộp bằng bìa cứng trừ bìa nhăn tăng 24,15%; sản phẩm bằng plastic tăng 6,10%;... Bên cạnh đó, các sản phẩm có khối lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước như: thức ăn cho gia súc giảm 1,29%; thức ăn cho gia cầm giảm 32,11%; quần áo các loại giảm 14,28%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước giảm 41,29%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 7,36%; mạch điện tử tích hợp giảm 4,64%;...
    Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,00% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,39%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,76%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,70%.
Một số ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 19,54%; sản xuất trang phục tăng 14,01%; dệt tăng 14,73%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,49%; sản xuất kim loại tăng 7,73%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,43%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 13,33%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 17,50%;...
Một số sản phẩm công nghiệp có khối lượng sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: nước khoáng không có gas tăng 12,24%; giầy, dép khác chưa được phân vào đâu tăng 19,54%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 16,41%; sản phẩm bằng plastic tăng 12,59%; sản phẩm vệ sinh gắn cố định bằng gốm sứ tăng 23,90%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) tăng 21,47%; sắt, thép các loại tăng 7,50%; dây điện đơn dạng cuộn khác tăng 19,13%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm chủ yếu trong bảy tháng có khối lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước như: thức ăn cho gia súc giảm 0,15%; thức ăn cho gia cầm giảm 1,74%; rượu Vodka và rượu Cô nhắc giảm 6,26%; quần áo các loại giảm 5,89%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước giảm 21,36%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 1,69%; mạch điện tử tích hợp giảm 27,41%;...
    3. Hoạt động đầu tư
    a) Vốn đầu tư ngân sách địa phương
Ước tính vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng Bảy đạt 1.368.790 triệu đồng, tăng 99,60% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 693.010 triệu đồng, tăng 123,60%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 494.150 triệu đồng, tăng 176,07%; vốn ngân sách cấp xã đạt 181.630 triệu đồng, giảm 7,73%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước  tăng cao so với cùng kỳ là do các dự án trọng điểm đang thực hiện có mức đầu tư lớn, tiến độ thi công, công tác giải ngân, thanh toán được đẩy nhanh.
Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 5.078.840 triệu đồng, tăng 72,95% so với cùng kỳ năm trước và đạt 42,30% Kế hoạch năm. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.688.635  triệu đồng, tăng 74,26%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 1.824.314 triệu đồng, tăng 112,72%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 565.891 triệu đồng, tăng 5,56%.
    b) Hoạt động đầu tư nước ngoài
Tính đến ngày 20/7/2023, toàn tỉnh có 526 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 6.652.959 nghìn USD, trong đó, từ đầu năm đến nay, có 25 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký 374.928 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: thứ nhất là Nhật Bản có 170 dự án, vốn đăng ký là 3.718.952 nghìn USD, chiếm 55,90% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 148 dự án, vốn đăng ký 876.418 nghìn USD, chiếm 13,17% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 132 dự án, vốn đăng ký 1.062.480 nghìn USD, chiếm 15,97% tổng số vốn đăng ký.
    4. Thương mại, dịch vụ
    Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước đạt 7.409.158 triệu đồng, giảm 3,29% so với tháng trước và tăng 86,96% so cùng kỳ năm trước. Chia ra: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.681.592 triệu đồng, tăng 0,26% so với tháng trước và tăng 11,08% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 242.457 triệu đồng, tăng 1,57% so với tháng trước và tăng 12,52% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ du lịch và lữ hành ước đạt 5.244 triệu đồng, tăng 5,65% so với tháng trước và tăng 14,99% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu ngành dịch vụ khác ước đạt 4.479.864 triệu đồng, giảm 5,54% so với tháng trước và tăng 237,13% so cùng kỳ năm trước.
    Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 48.990.048 triệu đồng, tăng 101,67% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: bán lẻ hàng hóa 17.962.198 triệu đồng, tăng 16,62%; lưu trú, ăn uống 1.679.689 triệu đồng, tăng 30,36%; dịch vụ du lịch lữ hành 23.254 triệu đồng, tăng 41,10%; doanh thu dịch vụ khác 29.324.907 triệu đồng, tăng 286,67%.
    Một số nhóm ngành có doanh thu tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2023 như: lương thực, thực phẩm ước đạt 6.573.080 triệu đồng (tăng 14,63%); đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 2.689.272 triệu đồng (tăng 12,26%); gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 2.234.320 triệu đồng (tăng 20,26%); xăng, dầu các loại ước đạt 1.717.348 triệu đồng (tăng 8,70%); dịch vụ ăn uống ước đạt 1.611.805 triệu đồng (tăng 30,30%); dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 26.483.448 triệu đồng (tăng 445,19%).
    5. Chỉ số giá
    a) Chỉ số giá tiêu dùng
    So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Bảy tăng 0,90%. Trong 11 nhóm hàng chính, 07 nhóm hàng có chỉ số giá tăng gồm: ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,7%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,64%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,49%; 03 nhóm hàng có chỉ số giảm gồm: giao thông giảm 0,33%; giáo dục giảm 0,01%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06%; chỉ số giá nhóm hàng bưu chính viễn thông giữ nguyên.
    So với tháng cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng Bảy tăng 1,42%. Trong 11 nhóm hàng chính, 09 nhóm hàng có chỉ số giá tăng gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,67% (lương thực tăng 5,05%; thực phẩm tăng 1,07%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,85%); đồ uống và thuốc lá tăng 4,88%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 4,34%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,70%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,09%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,68%; giáo dục tăng 3,78%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,55%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,93%; 02 nhóm hàng có chỉ số giảm gồm: dịch vụ giao thông giảm 9,34%; dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 0,44%.
    Bình quân chung 7 tháng năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,10% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng chính, 09 nhóm hàng có chỉ số giá tăng gồm: ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,53%; đồ uống và thuốc lá tăng 5,26%; may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 4,72%; nhà ở  và vật liệu xây dựng tăng 1,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,21%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,73%; dịch vụ giáo dục tăng 3,73%; dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,76%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,29%; 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm gồm: dịch vụ giao thông giảm 3,51%; bưu chính, viễn thông giảm 0,48%.
Một số nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước là:
    - Cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine kéo dài và những vấn đề về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới đã gây ra khủng hưởng lương thực trầm trọng, giá cả lương thực leo thang ở nhiều quốc gia. Điều này đã tác động tới giá lương thực, thực phẩm trong nước, so với cùng kỳ năm 2022, chỉ số giá bình quân 7 tháng nhóm lương thực tăng 2,46%; chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 2,65%.
    - Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 7 tháng tăng 9,05% so với cùng kỳ năm trước do giá sắt, thép, cát tăng.
    - Giá điện sinh hoạt bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 2,35% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, do nắng nóng và điều chỉnh mức tăng giá điện của EVN từ ngày 04/5/2023.
    - Giá dịch vụ giáo dục tăng 3,73% do giá học phí tại các cơ sở đào tạo nghề, lái xe tăng so với cùng kỳ năm trước.
    - Giá dầu tăng cao, kéo theo chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng và ảnh hưởng bởi lạm phát nên giá các mặt hàng đồ dùng gia đình, đồ uống, thuốc lá, hàng may mặc mũ nón giày dép tăng.
    b) Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
    Thị trường vàng trong nước tháng Bảy có động thái giảm theo giá vàng trên thế giới. Giá vàng bình quân đang ở mức xấp xỉ 5.490.000 đ/chỉ; giảm 0,11% so với tháng trước.
Trên thế giới, đồng USD đang có xu hướng tăng trở lại. Trong nước, Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đồng USD tăng nhẹ so với tháng trước. 01 USD tương đương 23.787 VNĐ, tăng 0,53% so với tháng trước.
    6. Hoạt động vận tải
    Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi tháng Bảy ước đạt 537.482 triệu đồng, tăng 4,23% so với tháng trước và tăng 1,69% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2023 doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 3.588.098 triệu đồng, tăng 10,35% so với cùng kỳ năm trước.
    a) Hoạt động vận tải hành khách
    Doanh thu vận tải hành khách toàn tỉnh tháng Bảy ước đạt 82.633 triệu đồng, tăng 2,83% so với tháng trước và tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước; tổng số hành khách vận chuyển và luân chuyển ước đạt 1,62 triệu người và 86,25 triệu lượt người.km, tương ứng tăng 7,80% và tăng 11,78% so với cùng kỳ năm trước.
    Tính chung 7 tháng năm 2023, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 542.832  triệu đồng, tăng 12,13% so với cùng kỳ năm trước; tổng số hành khách vận chuyển và luân chuyển toàn tỉnh ước đạt 10,43 triệu người và 577,27 triệu người.km, tương ứng tăng 9,57% và 12,62% so với cùng kỳ năm trước.
b) Hoạt động vận tải hàng hóa
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng Bảy ước đạt 379.039 triệu đồng, tăng 5,28% so với tháng trước và tăng 0,07% so cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển ước đạt 0,56 triệu tấn và 142,37 triệu tấn.km, tương ứng tăng 3,54% và 3,99% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng năm 2023, doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.529.078 triệu đồng, tăng 11,83% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển ước đạt 3,94 triệu tấn và 907,72 triệu tấn.km, tương ứng tăng 12,83% và 8,37%.
    7. Hoạt động tài chính, ngân hàng
    a) Thu ngân sách nhà nước
    Thu ngân sách tháng Bảy ước đạt 2.497.686 triệu đồng, giảm 71,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: thu nội địa 2.244.000 triệu đồng, giảm 73,63% (giảm mạnh nhất ở các khoản thu về đất - giảm 99,49%); thu hải quan 253.686 triệu đồng, giảm 23,55%.
Một số khoản thu trong tháng dự tính như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước 13.615 triệu đồng, giảm 34,09%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 184.643 triệu đồng, giảm 29,93%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 1.822.249 triệu đồng, tăng 485,02%; thuế thu nhập cá nhân 98.088 triệu đồng, giảm 10,44%; thu phí, lệ phí 36.558 triệu đồng, giảm 26,70%; các khoản thu về đất 38.626 triệu đồng, giảm 99,49%.
Tính chung 7 tháng năm 2023, thu ngân sách nhà nước ước đạt 17.836.161 triệu đồng, giảm 49,33% so với cùng kỳ năm trước và đạt 77,82% Kế hoạch năm. Trong đó: thu nội địa 15.900.000 triệu đồng, giảm 51,09% và đạt 87,26% Kế hoạch; thuế xuất nhập khẩu 1.936.161 triệu đồng, giảm 28,06% và đạt 41,19% Kế hoạch. Một số khoản thu nội địa như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước 106.000 triệu đồng, giảm 31,09%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.670.000 triệu đồng, tăng 31,32%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 9.305.000 triệu đồng, tăng 214,81%; thu phí, lệ phí 298.000 triệu đồng, giảm 10,34%; thuế thu nhập cá nhân 850.000 triệu đồng, tăng 7,50%; các khoản thu về đất 3.149.000 triệu đồng, giảm 88,04% so với cùng kỳ năm trước.
    b) Chi ngân sách nhà nước địa phương
    Từ ngày 01/01/2023 đến 20/7/2023, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt 11.341.644 triệu đồng, đạt 57,25% Kế hoạch năm. Trong đó: chi đầu tư phát triển 7.697.020 triệu đồng; chi thường xuyên 3.644.623 triệu đồng. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: chi sự nghiệp kinh tế 272.734 triệu đồng; chi giáo dục, đào tạo 1.370.780 triệu đồng; chi sự nghiệp y tế 428.613 triệu đồng; chi sự nghiệp khoa học và công nghệ 21.153 triệu đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 67.107 triệu đồng; chi đảm bảo xã hội 338.036 triệu đồng; chi quản lý hành chính 865.374 triệu đồng; chi thường xuyên khác 280.827 triệu đồng.
    c) Hoạt động ngân hàng
    Ước tính tại thời điểm 31/7/2023, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 130.833.802 triệu đồng, tăng 10,32% so với thời điểm 31/12/2022. Trong đó: nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 122.411.433 triệu đồng, tăng 10,81% và chiếm 93,56% tổng nguồn vốn.
Tổng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 89.023.981 triệu đồng, tăng 2,75% so với thời điểm 31/12/2022. Trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn 63.074.042 triệu đồng, tăng 2,27%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 25.949.939 triệu đồng, tăng 3,93%. Dư nợ cho vay bằng nội tệ 84.908.245 triệu đồng, tăng 1,68%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 4.115.736 triệu đồng, tăng 31,15%. Về chất lượng tín dụng: nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.315.345 triệu đồng (chiếm 1,48% tổng dư nợ), tăng 67,67% so với thời điểm 31/12/2022.
    8. Một số hoạt động xã hội
    a) Thực hiện chính sách xã hội đối với thương binh, liệt sỹ
Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023), Chủ tịch nước tặng quà cho đối tượng có công với cách mạng theo Quyết định số 715/QĐ-CTN ngày 19/6/2023; Tỉnh ủy - HĐND - UBND -UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên đã thăm, tặng quà các đối tượng, gia đình chính sách theo Quyết định số 1225/QĐ-UBND ngày 01/6/2023 của UBND tỉnh. Theo đó, tỉnh tặng mức quà đối với người có công và gia đình liệt sỹ là 900.000 đồng/suất, gồm 500.000 đồng tiền mặt và 01 suất quà trị giá 400.000 đồng; mức quà tặng các gia đình người có công với cách mạng (22 gia đình) là 1.500.000 đồng/suất, gồm 1.000.000 đồng tiền mặt và 01 suất quà trị giá 500.000 đồng; tặng tiền mặt 3.000.000 đồng/trung tâm cho 04 Trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh; tặng 21 suất quà, mỗi suất trị giá 900.000 đồng cho 21 người có công đang nuôi dưỡng tại các Trung tâm trong tỉnh và người có công quê Hưng Yên ở các Trung tâm ngoài tỉnh.
    b) Hoạt động văn hóa, thể thao
    Trong tháng, toàn tỉnh đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền cổ động, văn hóa văn nghệ kỷ niệm 111 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ; 108 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023).
Nhà hát Chèo tỉnh đã tham gia cuộc thi độc tấu, hòa tấu dàn nhạc dân tộc tại tỉnh Hòa Bình, đạt 01 huy chương bạc cho tập thể dàn nhạc và 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải nhạc công xuất sắc cho các cá nhân.
    Ngày 08/7/2023, tại nhà thi đấu Liên đoàn Lao động tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc Giải bóng đá nam công nhân, viên chức, lao động tỉnh năm 2023. Giải đấu có sự tham gia của 20 đội bóng với gần 300 vận động viên là cán bộ công đoàn chuyên trách, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đến từ Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố, Công đoàn Ngành, Công đoàn Viên chức, Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh.
Đối với thể thao thành tích cao, Đoàn Thể thao tỉnh đã tổ chức tập huấn, tham gia thi đấu 08 giải quốc gia (Taekwondo; Karate; Võ Cổ truyền; Pencak Silat), đạt 33 huy chương các loại, trong đó có 05 huy chương vàng, 09 huy chương bạc, 19 huy chương đồng.
    c) Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
    Từ ngày 16/6/2023 đến ngày 15/7/2023, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phát hiện 15 vụ vi phạm môi trường, giảm 30 vụ so với tháng trước và tăng 8 vụ so với cùng kỳ năm trước. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 vụ với số tiền xử phạt 30 triệu đồng. Lũy kế từ ngày 16/12/2022 đến ngày 15/7/2023, toàn tỉnh đã phát hiện 161 vụ vi phạm môi trường, xử lý được 141 vụ với số tiền xử phạt 687 triệu đồng. Nguyên nhân xử phạt chủ yếu về vi phạm quản lý chất thải nguy hại, xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường; tiếp nhận chất thải rắn không đúng quy định; khai thác đất trái phép;...
Cũng từ ngày 16/6/2023 đến ngày 15/7/2023, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy. Lũy kế từ ngày 16/12/2022 đến ngày 15/7/2023, toàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ cháy, không có vụ nổ, làm chết 01 người, làm bị thương 01 người.
    d) An toàn giao thông
    Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 15/6/2023 đến 14/7/2023, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (18 vụ là tai nạn đường bộ; 01 vụ là tai nạn đường sắt), làm chết 10 người, làm bị thương 08 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn tăng 03 vụ (tăng 18,75%); số người chết giảm 04 người (giảm 28,57%); số người bị thương tăng 01 người (tăng 14,29%). Tính từ 15/12/2022 đến hết ngày 14/7/2023, toàn tỉnh đã xảy ra 90 vụ tai nạn giao thông, làm chết 66 người, làm bị thương 57 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn tăng 14 vụ (tăng 18,42%); số người chết tăng 05 người (tăng 8,20%); số người bị thương tăng 08 người (tăng 16,33%)./.

Nguồn tin: thongkehungyen.gov.vn

Tin liên quan

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
64 người đang online