Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên tháng 9 và 9 tháng năm 2023

Từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đó là: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại ngày càng gay gắt hơn; xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na kéo dài; lạm phát có giảm nhưng vẫn ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tiêu dùng; nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực có xu hướng gia tăng. Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Sức ép lạm phát, tỷ giá, giá nguyên nhiên vật liệu tăng, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, các thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp và có sự cạnh tranh cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Trong chín tháng năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt kết quả khá tích cực.

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng năm 2023 ước tính tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2022 (quý I tăng 8,22%; quý II tăng 8,80%; quý III tăng 8,80%), trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,25%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,70% (trong đó: công nghiệp tăng 6,07%), đóng góp 4,04 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực thương mại, dịch vụ tăng 16,20%, đóng góp 3,91 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,58%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

So với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên xếp thứ 5/11 tỉnh, thành phố và xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng như sau: TP Hải Phòng tăng 10,08%; Quảng Ninh tăng 9,88%; Nam Định tăng 9,06%; Hà Nam tăng 8,95%; Bắc Ninh giảm 9,63%; Hải Dương tăng 7,01%; Thái Bình tăng 7,72%; Vĩnh Phúc tăng 2,10%; Ninh Bình tăng 6,84%; TP Hà Nội tăng 6,08%.

Sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay tương đối ổn định, không có dịch bệnh xảy ra đối với cây trồng và vật nuôi. Năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều đạt khá, tuy nhiên, do diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm tiếp tục giảm nên sản lượng cây trồng hằng năm giảm. Đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ ngành chăn nuôi, cây ăn quả và thủy sản.

Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do tác động suy thoái kinh tế của các nước lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp cùng lúc phải chịu ảnh hưởng từ việc thị trường một số sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; chi phí sản xuất kinh doanh tăng;… Một số ngành chủ chốt của tỉnh chịu ảnh hưởng lớn như: ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi; ngành sản xuất kim loại; sản xuất linh kiện điện tử; sản xuất hàng may mặc. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng cũng chịu ảnh hưởng do giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao.

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ tiếp đà phục hồi và phát triển sau dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ năm trước và là ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, trong bối cảnh sản xuất công nghiệp có nhiều khó khăn. Đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng ngành dịch vụ chủ yếu đến từ ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục có các dự án lớn được triển khai mở rộng.

2. Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản

a) Trồng trọt

Cây hằng năm

Sản xuất vụ mùa: Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm vụ mùa toàn tỉnh đạt 30.580 ha, giảm 5,10% (giảm 1.644 ha) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: lúa mùa 24.966 ha, giảm 5,99% (giảm 1.591 ha); ngô 868 ha, tăng 8,97% (tăng 71 ha); cây lấy củ có chất bột 60 ha, giảm 8,50% (giảm 6 ha); cây có hạt chứa dầu 273 ha, giảm 11,49% (giảm 35 ha); rau, đậu các loại và hoa 3.491 ha, giảm 4,56% (giảm 167 ha); cây hàng năm khác 922 ha, tăng 10,06% (tăng 84 ha).

Theo báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 25/9/2023 của ngành chuyên môn, trên đồng ruộng đang xuất hiện một số loại sâu bệnh hại lúa như: rầy nâu, rầy lưng trắng (diện tích nhiễm 984 ha, diện tích phòng trừ 863 ha); bệnh khô vằn (diện tích nhiễm 6.301 ha, diện tích phòng trừ 7.160 ha); bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (diện tích nhiễm 339 ha, diện tích phòng trừ 441 ha). Nông dân các địa phương cần tập trung phòng trừ sâu, bệnh trên lúa mùa từ nay đến cuối vụ; sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ sâu, bệnh phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng thời điểm; đúng cách). Tập trung thu hoạch nhanh lúa mùa theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Ước tính năng suất, sản lượng một số cây trồng vụ mùa như sau: năng suất lúa mùa đạt 58,35 tạ/ha, tăng 0,07% (tăng 0,04 tạ/ha); ngô 58,24 tạ/ha, giảm 0,29% (giảm 0,17 tạ/ha); khoai lang 189,15 tạ/ha, tăng 0,45% (tăng 0,85 tạ/ha); lạc 36,45 tạ/ha, giảm 1,16% (giảm 0,43 tạ/ha); đậu tương 23,96 tạ/ha, giảm 0,63% (giảm 0,15 tạ/ha); rau các loại đạt ước 214,91 tạ/ha, tăng 1,53% (tăng 3,25 tạ/ha). Sản lượng lúa mùa ước đạt 145.675 tấn, giảm 5,92% (giảm 9.169 tấn); ngô 5.054 tấn, tăng 8,65% (tăng 402 tấn); lạc 429 tấn, giảm 18,37% (giảm 96 tấn); đậu tương 363 tấn, giảm 4,49% (giảm 17 tấn); rau các loại 63.903 tấn, giảm 3,32% (giảm 2.191 tấn).

Từ đầu năm đến nay, diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh ước đạt 68.805 ha, giảm 5,45% (giảm 3.977 ha) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: lúa 50.301 ha, giảm 6,25% (giảm 3.352 ha); ngô 3.129 ha, giảm 0,50% (giảm 16 ha); cây lấy củ có chất bột 497 ha, giảm 8,59% (47 ha); cây có hạt chứa dầu 1.056 ha, giảm 9,83% (giảm 115 ha); rau, đậu các loại và hoa 11.949 ha, giảm 4,14% (giảm 517 ha); cây hằng năm khác 1.873 ha, tăng 3,92% (tăng 71 ha).

Ước tính năng suất bình quân của một số cây trồng như sau: lúa ước đạt 62,96 tạ/ha, giảm 0,05% (giảm 0,03 tạ/ha) so với cùng kỳ năm 2022; ngô 58,36 tạ/ha, giảm 2,95% (giảm 1,78 tạ/ha); khoai lang 161,29 tạ/ha, tăng 0,55% (tăng 0,88 tạ/ha); lạc 35,62 tạ/ha, tăng 0,04% (tăng 0,02 tạ/ha); đậu tương ước đạt 20,60 tạ/ha, giảm 0,21% (giảm 0,04 tạ/ha); rau các loại 244,69 tạ/ha, tăng 0,60% (tăng 1,46 tạ/ha).

Ước tính sản lượng một số cây trồng hàng năm 9 tháng như sau: sản lượng lúa ước đạt 316.699 tấn, giảm 6,29% so với cùng kỳ (giảm 21.262 tấn); ngô 18.265 tấn, giảm 3,44% (giảm 651 tấn); lạc 2.003 tấn, giảm 6,86% (giảm 147 tấn); đậu tương 1.005 tấn, giảm 12,43% (giảm 143 tấn); rau các loại 256.531 tấn, giảm 3,12% (giảm 8.261 tấn).

Cây lâu năm

Ước tính diện tích các loại cây lâu năm 9 tháng đạt 15.643 ha, tăng 0,21% (tăng 33 ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích cây ăn quả ước đạt 14.629 ha, giảm 0,30% (giảm 44,13 ha); cây lấy quả chứa dầu (dừa, gấc) 3,21 ha, giảm 38,97% (giảm 2 ha); cây gia vị và dược liệu lâu năm ước đạt 147 ha, tăng 29,24% (tăng 33,30 ha); cây lâu năm khác 864 ha, tăng 5,67% (tăng 46 ha).

Diện tích trồng một số cây ăn quả chủ yếu như sau: cây chuối 2.608 ha, giảm 4,65% (giảm 127 ha); cây ổi 922 ha, giảm 1,45% (giảm 14 ha); cây cam 1.845 ha, giảm 6,34% (giảm 125 ha); cây bưởi 2.085 ha, tăng 3,26% (tăng 66 ha), cây nhãn 4.815 ha, tăng 0,38% (tăng 18,12 ha); cây vải 1.269 ha, tăng 3,59% (tăng 43,96 ha).

Ước sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu 9 tháng năm 2023 như sau: chuối 54.216 tấn, tăng 2,28% (tăng 1.210 tấn); ổi 13.470 tấn, tăng 7,39% (tăng  927 tấn); cam 21.342 tấn, giảm 3,33% (giảm 735 tấn); táo 4.200 tấn, giảm 7,49% (giảm 340 tấn); nhãn 34.050 tấn, giảm 31,26% (giảm 15.487 tấn); vải 15.480 tấn, tăng 8,12% (tăng 1.162 tấn). Nguyên nhân giảm chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm.

b) Chăn nuôi

Từ đầu năm đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bản tỉnh cơ bản ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Ước tính tại thời điểm 01/9/2023, số lượng đầu con gia súc, gia cầm như sau: đàn trâu 4.720 con, tăng 3,30% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò 30.987 con, giảm 1,47%; đàn lợn 508.415 con, tăng 5,20%; đàn gia cầm 9.695 nghìn con, tăng 2,97% (trong đó: đàn gà 6.702 nghìn con, tăng 3,14%). Ước tính sản lượng thịt hơi xuất chuồng 9 tháng: thịt trâu 339 tấn, tăng 3,96% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò 3.201 tấn, tăng 3,89%; thịt lợn 80.560 tấn, tăng 6,63%; thịt gia cầm 31.987 tấn, tăng 4,70% (trong đó: thịt gà 24.544 tấn, tăng 4,62%).

c) Nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 5.216 ha, giảm 16 ha (giảm 0,3%) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh là chủ yếu - chiếm cơ cấu 99% trong tổng diện tích nuôi trồng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn tỉnh trong 9 tháng ước đạt 38.655 tấn, tăng 3,09% (tăng 1.160 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: sản lượng cá 38.156 tấn, tăng 3,10% (tăng 1.147 tấn); tôm 157 tấn, tăng 4,67% (tăng 7 tấn); thủy sản khác 342 tấn, tăng 1,79% (tăng 6 tấn). Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 443 tấn, giảm 3,28% (giảm 15 tấn).

3. Sản xuất công nghiệp

So với tháng trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín tăng 0,03%, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,29%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,07%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 6,71%. Các sản phẩm công nghiệp có sản lượng sản xuất trong tháng tăng so với tháng trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 0,92%; thức ăn cho gia súc tăng 1,03%; thức ăn cho gia cầm tăng 1,58%; sợi tơ (filament tổng hợp) tăng 11,94%; nước khoáng không có ga tăng 0,53%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 6,03%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 5,34%; áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê và các mặt hàng tương tự dệt kim hoặc móc tăng 25,0%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 6,17%; sơn và véc ni, tan trong môi trường nước tăng 30,31%; thanh, que sắt, thép không hợp kim được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều tăng 10,0%; thanh, que thép không gỉ khác tăng tăng 8,70%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 16,66%; dây cách điện đơn dạng cuộn bằng đồng tăng 0,81%; máy giặt loại dùng cho hiệu giặt là quần áo với sức chứa > 10 kg vải khô một lần giặt tăng 13,49%;... Một số sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so với tháng trước như: rượu Vodka và rượu Cô nhắc giảm 63,85%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc giảm 10,76%; cửa sổ, cửa ra vào bằng gỗ giảm 7,41%; tấm, phiến, màng, lá và dải khác bằng plastic khác giảm 10,85%; phụ kiện, phụ tùng cách điện bằng plastic giảm 1,23%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) giảm 13,11%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37.5 W giảm 19,23%; dây cách điện đơn dạng cuộn khác giảm 3,40%; phụ tùng khác của xe có động cơ giảm 1,80%;...

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Chín tăng 6,39%, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,86%; sản xuất, phân phối điện, nước nóng và hơi nước tăng 5,99%; cung cấp nước, HĐ quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 5,14%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng có sản lượng sản xuất tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: thức ăn cho gia súc tăng 7,51%; nước khoáng không có ga tăng 10,46%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 10,10%; quần áo lót cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 10,49%; gỗ ốp lát công nghiệp tăng 3,23%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 6,01%; thùng, hộp bằng giấy nhăn và bìa nhăn tăng 3,40%; sơn và véc ni, tan trong môi trường nước tăng 86,81%; bao và túi (kể cả loại hình nón) từ plastic khác tăng 6,92%; tấm, phiến, màng, lá và dải khác bằng plastic khác tăng 49,71%; sản phẩm bằng plastic còn lại chưa phân vào đâu tăng 73,12%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) tăng 18,66%; sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng 6,97%; thanh, que thép không gỉ, mới được gia công tạo hình nguội hoặc gia công kết nguội tăng 87,01%; thanh, que thép không gỉ khác tăng 108,33%; ống dẫn bằng sắt, thép không nối, dùng để dẫn dầu hoặc khí tăng 100,0%; dây cách điện đơn dạng cuộn bằng đồng tăng 46,91%; dây cách điện đơn dạng cuộn khác tăng 20,42%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm với cùng kỳ năm trước như: thức ăn cho gia cầm giảm 0,76%; rượu Vodka và rượu Cô nhắc giảm 42,89%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 35,80%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc giảm 28,20%; áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê và các mặt hàng tương tự dệt kim hoặc móc giảm 10,18%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 44,56%; sản phẩm vệ sinh gắn cố định bằng gốm sứ giảm 48,91%; mạch điện tử tích hợp giảm 32,52%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi giảm 44,39%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37.5 W giảm 16,0%;...

Tính chung chín tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,07% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,11%; quý II tăng 6,14%, quý III tăng 5,97%), trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,36%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 5,38%.

Một số ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước và có đóng góp lớn vào chỉ số chung toàn ngành như: dệt tăng 16,93%; sản xuất trang phục tăng 14,73%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 10,79%; sản xuất kim loại tăng 9,55%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,22%; sản xuất xe có động cơ tăng 6,75%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 14,79%;...

Các sản phẩm công nghiệp chín tháng có sản lượng sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 1,43%; thức ăn cho gia cầm tăng 2,07%; nước khoáng không có ga tăng 10,65%; cửa sổ, cửa ra vào bằng gỗ tăng 3,06%; gỗ ốp, lát công nghiệp tăng 2,90%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 12,65%; bao và túi (kể cả loại hình nón) từ plastic khác tăng 3,02%; tấm, phiến, màng, lá và dải khác bằng plastic khác tăng 21,05%; sản phẩm bằng plastic còn lại chưa phân vào đâu tăng 82,84%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) tăng 23,01%; sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng 8,32%; thanh, que thép không gỉ, mới được gia công tạo hình nguội hoặc gia công kết nguội tăng 60,32%; góc, khuôn, hình bằng sắt, thép đã được hàn tăng 7,93%; ống dẫn bằng sắt, thép không nối, dùng để dẫn dầu hoặc khí tăng 52,16%; dây cách điện đơn dạng cuộn khác tăng 22,72%; phụ tùng khác của xe có động cơ tăng 6,07%;... Bên cạnh đó, có một số sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước như: rượu Vodka và rượu Cô nhắc giảm 4,11%; sợi tơ (filement tổng hợp) giảm 20,21%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 14,63%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc giảm 20,31%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc giảm 14,98%; áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê và các mặt hàng tương tự dệt kim hoặc móc giảm 26,78%; thùng, hộp bằng giấy nhăn và bìa nhăn giảm 9,20%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước giảm 19,94%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 16,89%; thép hợp kim khác dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác giảm 5,53%; thanh, que sắt, thép không hợp kim được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều giảm 12,37%; thanh, que thép không gỉ khác giảm 18,76%; mạch điện tử tích hợp giảm 27,92%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi giảm 36,44%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37.5 W giảm 4,03%;...

Nguồn tin: thongkehungyen.gov.vn

Tin liên quan

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
248 người đang online