03/08/2020 | lượt xem: 5 Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 1. Nông nghiệp và thủy sản Trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp tháng qua trên địa bàn tỉnh là tập trung gieo cấy lúa mùa, rau màu hè thu; chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cây lâu năm và bảo vệ an toàn trên đàn gia súc, gia cầm. a) Trồng trọt Cây hàng năm: Đến ngày 22/6, toàn tỉnh cơ bản kết thúc thu hoạch lúa xuân. Sau khi kết thúc thu hoạch lúa xuân, nông dân các địa phương khẩn trương tập trung gieo cấy lúa mùa với tinh thần gặt đến đâu làm đất đến đó, không để tình trạng mạ chờ ruộng, ruộng chờ mạ, bảo đảm kế hoạch gieo cấy và kịp thời vụ. Theo báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, đến ngày 15/7, toàn tỉnh đã gieo cấy trên 29.000 ha, trong đó gieo thẳng trên 5.400 ha, hoàn thành kế hoạch. Một số huyện kết thúc gieo cấy sớm từ đầu tháng Bẩy như: Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ - đây là những huyện có tập quán gieo cấy sớm để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông. Theo báo cáo của ngành chuyên môn, tiến độ chăm sóc lúa lần 1 đạt 28.296 ha, lần 2 đạt 21.470 ha. Bên cạnh việc gieo cấy lúa mùa, nông dân các địa phương trong tỉnh cũng tích cực gieo trồng cây rau màu hè thu, đến ngày 20/7/2020, diện tích trồng rau màu đạt 3.935 ha, trong đó: ngô 620 ha, đậu tương các loại 62 ha, dược liệu 70 ha, hoa cây cảnh 710 ha, cây rau màu khác 2.473 ha. Cây lâu năm: tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đạt 14.046 ha, trong đó chủ yếu là cây ăn quả, chiếm 93,66% diện tích. Nhìn chung, năm nay thời tiết thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả đối với các loại cây ăn quả. Thời điểm này, các loại cây ăn quả như: cam, bưởi, chuối,... đều đang trong giai đoạn phát triển, đối với cây nhãn – cây thế mạnh của tỉnh, hiện nay đang được nhiều nhà vườn chăm sóc và thu hoạch. Dự tính sản lượng nhãn năm nay tăng cao so với năm trước. b) Chăn nuôi Toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc và khẩn trương công tác tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm. Đến nay, tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc tiêm vắc xin theo đúng kế hoạch, đúng đối tượng với tỷ lệ cao. Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, không có dịch bệnh xảy ra, bên cạnh đó, giá thịt lợn hơi ở mức cao, bình quân từ 90-92 nghìn đồng/kg đã tạo tâm lý tốt cho người sản xuất tái đàn, vì vậy tổng đàn lợn đang dần tăng trở lại. Tuy nhiên, giá lợn giống cũng ở mức cao và khá khan hiếm đã ảnh hưởng đến quá trình tái đàn lợn của toàn tỉnh. Thời điểm 01/7/2020: đàn trâu đạt 2.812 con, tăng 3,19%; đàn bò đạt 34.880 con, giảm 2,55%; đàn lợn 429.682 con, tăng 10,26%; đàn gia cầm 9.214 nghìn con, tăng 1,97% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Ước tính sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng bẩy tháng đầu năm đạt 47.742 tấn, giảm 19,92%; sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng đạt 21.673 tấn, tăng 11,73% so với cùng kỳ năm 2019. c) Nuôi trồng thuỷ sản Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn tỉnh ước đạt 5,7 nghìn ha, không còn diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, tình hình nuôi trồng ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu vẫn là những giống cá trắm, chày, chép hoặc một số giống cá khác như: cá mè, cá trôi,… cho năng suất cao hoặc có giá trị trên thị trường. 2. Sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 do hiện nay, tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa khống chế được, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình xuất và nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu của nước ngoài. So với tháng trước, Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Bẩy tăng 2,94%, trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 7,25%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,05%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,24%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với tháng trước như: thức ăn cho gia cầm tăng 4,38%; quần áo các loại tăng 7,38%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 1,45%; gạch xây dựng bằng đất sét nung quy chuẩn 220x105x60mm tăng 1,19%; sắt, thép các loại tăng 6,04%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi quang tăng 4,52%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 32,03%;.... Bên cạnh đó có một số sản phẩm giảm so với tháng trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền giảm 0,86%; thức ăn gia súc giảm 0,45%; rượu vodka và rượu cô nhắc giảm 9,43%; nước khoáng không có ga giảm 2,0%; gỗ, ốp lát công nghiệp giảm 2,58%; sơn véc ni, tan trong môi trường nước giảm 5,39%; sản phẩm bằng plastic giảm 2,39%;... So với cùng kỳ năm 2019, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Bảy tăng 8,91%, trong đó: khai khoáng tăng 10,44%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,68%; sản xuất, phân phối điện, nước nóng và hơi nước tăng 10%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 13,18%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với cùng kỳ năm 2019 như: thức ăn cho gia cầm tăng 29,16%; quần áo các loại tăng 5,1%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 20,63%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 17,52%; sản phẩm bằng plastic tăng 6,09%; sắt, thép các loại tăng 11,31%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 5,75%; sợi quang và các bó sợi quang tăng 24,59%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5w tăng 8,98%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 12,99%;... Bên cạnh đó một số sản phẩm giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 0,81%; thức ăn cho gia súc tăng 1,97%; rượu vodka và rượu cô nhắc giảm 17,02%; nước khoáng không có ga giảm 6,29%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 6,28%; dây điện đơn dạng cuộn giảm 9,44%;... Tính chung bẩy tháng năm 2020, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,01% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng (cát) tăng 7,19%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,74%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,58%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,3%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2019 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 6,03%; thức ăn cho gia cầm tăng 24,11%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 8,64%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 14,18%; sản phẩm bằng plastic tăng 4,19%; sắt, thép các loại tăng 4,61%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 13,12%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 13,1%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm như: thức ăn cho gia súc giảm 22,98%; rượu vodka và rượu cô nhắc giảm 34,06%; nước khoáng không có ga giảm 5,16%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 8,28%; dây điện đơn dạng cuộn giảm 0,51%;... Những sản phẩm này giảm do ảnh hưởng của thị trường như: do chăn nuôi lợn chưa phục hồi nên ảnh hưởng đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc; Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tác động đến ngành sản xuất rượu, bia dẫn đến các doanh nghiệp giảm sản lượng sản xuất; dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp. 3. Hoạt động đầu tư a) Vốn đầu tư ngân sách địa phương Tháng Bẩy, tình hình thực hiện vốn đầu tư ngân sách từ ngân sách địa phương có nhiều thuận lợi: thời tiết nắng nhiều, không có mưa bão; các cấp, các ngành quyết liệt chỉ đạo thực hiện các giải pháp phục hồi nền do ảnh hưởng Covid-19; quá trình giải ngân vốn đầu tư công được đặc biệt quan tâm, tình hình triển khai thi công các công trình/dự án tiếp tục được đẩy mạnh. Ước tính vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng Bẩy đạt 275.850 triệu đồng, tăng 6,83% so với tháng trước và tăng 32,93% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 117.600 triệu đồng, tăng 27,87%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 87.950 triệu đồng, tăng 31,12%; vốn ngân sách cấp xã đạt 70.300 triệu đồng, tăng 45,03% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bẩy tháng đầu năm, vốn đầu tư ngân sách địa phương ước đạt 1.374.819 triệu đồng, tăng 9,29% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 44,79% kế hoạch. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 611.404 triệu đồng, tăng 1,19% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 45,31% kế hoạch; vốn ngân sách cấp huyện 502.011 triệu đồng, tăng 29,91% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 43,99% kế hoạch; vốn ngân sách cấp xã 261.404 triệu đồng, giảm 2,24% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 45,15% kế hoạch năm. b) Hoạt động đầu tư nước ngoài Tính đến ngày 20/7/2020, toàn tỉnh có 477 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.796.640 nghìn USD, trong đó từ đầu năm đến nay có 14 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 52.332 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 166 dự án, vốn đăng ký là 2.958.665 nghìn USD, chiếm 61,68% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 145 dự án, vốn đăng ký 723.794 nghìn USD, chiếm 15,09% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 102 dự án, vốn đăng ký 536.852 nghìn USD, chiếm 11,19% tổng số vốn đăng ký. 4. Thương mại, dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bẩy ước tính đạt 3.964.875 triệu đồng, giảm 0,14% so với tháng trước và tăng 13,35% so cùng kỳ năm 2019. Bán lẻ hàng hóa Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng Bẩy ước đạt 2.564.544 triệu đồng, tăng 14,03% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng chính như sau: hàng lương thực, thực phẩm tăng 20,84%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 14,96%; hàng may mặc tăng 12,91%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 24,48%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 8,65%; phương tiện đi lại tăng 2,97%; nhiên liệu, xăng dầu tăng 4,03%; đá quý, kim loại tăng 18,53%; hàng hóa khác tăng 15,31%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng Bẩy ước đạt 161.952 triệu đồng, tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dịch vụ ăn uống ước đạt 156.737 triệu đồng, tăng 7,49%; dịch vụ lưu trú 5.215 triệu đồng, giảm 10,6%. Dịch bệnh Covid-19 hiện tại vẫn đang được kiểm soát tốt nên cuộc sống của người dân đã trở lại hoạt động bình thường. Các hoạt động ăn uống, tụ tập bạn bè, hội lớp tăng mạnh sau thời gian dài ảnh hưởng từ dịch Covid-19 dẫn tới doanh thu ngành khách sạn, nhà hàng tăng lên. Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành Doanh thu dịch vụ du lịch và lữ hành tháng Bẩy ước đạt 1.953 triệu đồng, tăng 52% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước giảm 14,68%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các trường học kết thúc năm học muộn hơn so với mọi năm, hiện tại các học sinh, sinh viên các trường đã được nghỉ học nên nhu cầu thăm quan du lịch, nghỉ mát của các gia đình tăng lên. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến cho người dân có nhu cầu đi du lịch, nghỉ mát nhiều hơn dẫn tới doanh thu dịch vụ này tăng lên. Doanh thu dịch vụ khác Doanh thu ngành dịch vụ khác ước đạt 966.425 triệu đồng, giảm 0,84% so với tháng trước và tăng 12,82% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 677.325 triệu đồng, giảm 1,85% so với tháng trước và tăng 13,28% so với cùng kỳ năm; doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 130.985 triệu đồng, tăng 1,97% so với tháng trước và tăng 13,51% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ giáo dục và đào tạo ước đạt 22.033 triệu đồng tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 14,95% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ y tế ước đạt 12.645 triệu đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 11,29% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí ước đạt 8.600 triệu đồng tăng 2,02% so với tháng trước và giảm 3,76% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ sửa chữa ước đạt 18.755 triệu đồng tăng 3,02% so với tháng trước và tăng 7,96% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ phục vụ cá nhân khác ước đạt 96.082 triệu đồng, tăng 0,94% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tính chung bẩy tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 24.150.430 triệu đồng, tăng 5,93% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: thương nghiệp 17.174.102 triệu đồng, tăng 8,77%; lưu trú, ăn uống 900.295 triệu đồng, giảm 15,66%; doanh thu du lịch 6.919 triệu đồng, giảm 42,11%; doanh thu dịch vụ khác 6.069.114 triệu đồng, tăng 2,36% so với cùng kỳ năm trước. 5. Chỉ số giá a) Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Bẩy tăng 0,31% so với tháng trước. Trong tháng có: 3/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, bao gồm: nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,29%; dịch vụ giao thông tăng 3,3%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,3%. Có 7/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,04 %; đồ uống và thuốc lá giảm 0,17%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,2%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,36%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,03%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,68%. Chỉ số giá dịch vụ giáo dục ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2019, Chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm 0,34%. Trong đó: hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,17%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,18%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép giảm 0,72%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,88%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,16%; dịch vụ giao thông giảm 13,48%; bưu chính, viễn thông giảm 0,38%; văn hóa, thể thao, giải trí giảm 1,43%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,25%; dịch vụ giáo dục vẫn ổn định so với tháng 12/2019. So với tháng cùng kỳ năm 2019, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Bẩy tăng 4,60%, trong đó: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 14,27% (lương thực tăng 8,10%; thực phẩm tăng 16,58%; ăn uống ngoài gia đình tăng 10,13%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,29%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 0,36%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,67%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,01%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,86%; dịch vụ giao thông giảm 13,59%; dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 1,09%; giáo dục tăng 3,54%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 0,93%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,19%. Bình quân chung bẩy tháng năm 2020, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,40% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 15,33%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,04%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,06%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,69%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,70%; dịch vụ giao thông giảm 9,45%; bưu chính, viễn thông giảm 0,91%; dịch vụ giáo dục tăng 3,54%; dịch vụ văn hóa,thể thao, giải trí tăng 1,46%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,80%. Một số yếu tố tác động đến CPI trong tháng như sau: (1) Giá các mặt hàng lương thực giảm so với tháng trước, trong đó chủ yếu giảm đối với các mặt hàng gạo; (2) Giá thịt lợn trong tháng đã giảm sau quãng thời gian dài tăng liên tiếp làm cho chỉ số nhóm thực phẩm giảm so với tháng trước; (3) Giá điện trong tháng tăng cao do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị làm mát tăng lên. Mặt khác, tháng Bẩy không còn được áp dụng giá giảm 10% theo Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Công văn số 2698/BCT-ĐTDL ngày 16/4/2020 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; (4) Giá xăng dầu tăng cao qua lần điều chỉnh giá ngày 13/7/2020 góp phần kéo chỉ số của tháng tăng so với tháng trước; (5) Giá gas trong tháng tăng bình quân 3.500 đồng/bình 12kg từ ngày 01/07/2020. b) Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Giá vàng tháng Bẩy liên tục biến động mạnh với chiều hướng tăng và tăng cao vào thời điểm cuối tháng, lập mốc kỷ lục 53 triệu đồng/lượng (vàng SJC) chiều bán ra trong ngày 23 của tháng. Với mức tăng đó, giá vàng bình quân tháng Bẩy giữ ở mức 5.029.696 đồng/chỉ. Đối với đồng đô la Mỹ tháng Bẩy giảm 0,17% so với tháng trước và ở mức giá bình quân là 23.279 đồng/USD. 6. Hoạt động vận tải a) Hoạt động vận tải hành khách Sau những tác động nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, ngay từ đầu tháng Năm khi tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, mọi hoạt động của người dân đã dần trở lại bình thường, nhu cầu đi lại tăng cao. Kết quả hoạt động vận tải hành khách tháng Bẩy tăng cao so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hành khách tháng Bẩy ước đạt 1.706 nghìn lượt người vận chuyển và 88.586 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 7,10% về lượt người vận chuyển và tăng 7,48% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 81.607 triệu đồng, tăng 8,02%. Tính chung bẩy tháng năm 2020, vận tải hành khách ước đạt 9.091 nghìn lượt người vận chuyển và 484.384 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt giảm 13,32% về lượt người vận chuyển và giảm 14,27% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 448.287 triệu đồng, giảm 13,57%. b) Hoạt động vận tải hàng hóa Cũng như hoạt động vận tải hành khách, đến nay mọi hoạt động vận tải hàng hóa đã hoạt động bình thường trở lại, thậm chí có nhiều doanh nghiệp còn tăng tần suất hoạt động để bù lại quãng thời gian cách ly xã hội. Vận tải hàng hoá tháng Bẩy ước đạt 3.913 nghìn tấn vận chuyển và 164.958 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 14,21% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 14,8% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 433.029 triệu đồng, tăng 16,66%. Tính chung bẩy tháng đầu năm, vận tải hàng hóa ước đạt 21.961 nghìn tấn vận chuyển và 932.108 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 0,12% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 0,09% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.476.389 triệu đồng, tăng 0,14%. 7. Hoạt động tài chính, ngân hàng a) Thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách tháng Bẩy ước đạt 1.542.400 triệu đồng, giảm 8,89% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: thu nội địa 1.146.700 triệu đồng, giảm 12,54%; thu hải quan 395.700 triệu đồng, tăng 3,63%. Một số khoản thu trong tháng dự tính như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 14.898 triệu đồng; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 2.651 triệu đồng; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 141.768 triệu đồng; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 231.038 triệu đồng; thuế thu nhập cá nhân 84.828 triệu đồng; thu tiền sử dụng đất 564.240 triệu đồng; lệ phí trước bạ 34.037 triệu đồng; thuế bảo vệ môi trường 33.534 triệu đồng. Tính chung bẩy tháng năm 2020, thu ngân sách nhà nước ước đạt 8.154.000 triệu đồng, giảm 2,96% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 54,86% kế hoạch năm. Trong đó: thu nội địa 6.100.000 triệu đồng, giảm 0,52%, đạt 57,74% kế hoạch năm; thuế xuất nhập khẩu 2.054.000 triệu đồng, giảm 9,54%, đạt 47,77% kế hoạch năm. Một số khoản thu nội địa như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 104.000 triệu đồng, giảm 8,60%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 18.000 triệu đồng, giảm 21,10%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 970.000 triệu đồng, giảm 11,60%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 1.380.000 triệu đồng, giảm 27,80%; thu phí, lệ phí 44.500 triệu đồng, giảm 1,10%; thuế thu nhập cá nhân 600.000 triệu đồng, tăng 10,50%; thu tiền sử dụng đất 2.270.000 triệu đồng, tăng 33,20%; thuế bảo vệ môi trường 246.400 triệu đồng, tăng 17,0%; lệ phí trước bạ 202.000 triệu đồng, giảm 3,60%. b) Chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước tháng Bẩy ước đạt 1.147.300 triệu đồng, tăng 6,71% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: chi đầu tư phát triển 445.900 triệu đồng, tăng 15,18%; chi thường xuyên 699.500 triệu đồng, tăng 1,88%. Tính chung bẩy tháng đầu năm, chi ngân sách nhà nước ước đạt 8.044.738 triệu đồng, tăng 8,29% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: chi đầu tư phát triển 3.208.807 triệu đồng, tăng 5,56%; chi thường xuyên 4.806.468 triệu đồng, tăng 10,18%. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: chi an ninh và trật tự an toàn xã hội 403.110 triệu đồng, tăng 0,41%; chi sự nghiệp kinh tế 309.810 triệu đồng, giảm 2,82%; chi giáo dục, đào tạo 1.437.590 triệu đồng, tăng 10,83%; chi sự nghiệp y tế 366.364triệu đồng, tăng 20,94%; chi sự nghiệp văn hóa thông tin 47.125 triệu đồng, tăng 23,57%; chi đảm bảo xã hội 790.707 triệu đồng, tăng 12,92%; chi quản lý hành chính 1.108.021 triệu đồng, tăng 16,07%;... c) Hoạt động ngân hàng Ước thực hiện đến 31/7/2020, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 90.298.020 triệu đồng, tăng 7,92% so với thời điểm 31/12/2019. Trong đó: nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 83.502.255 triệu đồng, tăng 10,16% và chiếm 92,47% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 62.615.251triệu đồng, tăng 2,22% so với thời điểm 31/12/2019. Trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn 44.090.092 triệu đồng, tăng 3,73%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 18.525.159 triệu đồng, giảm 1,2%. Dư nợ cho vay bằng nội tệ 60.131.337 triệu đồng, tăng 2,48%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 2.483.914 triệu đồng, giảm 3,69%. Về chất lượng tín dụng: nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 920.908 triệu đồng (chiếm 1,647% tổng dư nợ), giảm 15,01% so với thời điểm 31/12/2019. 8. Một số hoạt động xã hội a) Thực hiện chính sách xã hội đối với thương binh, liệt sỹ Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2020), Chủ tịch nước tặng quà cho đối tượng có công với cách mạng theo Quyết định số 1097/QĐ-CTN ngày 08/7/2020. Tỉnh Hưng Yên đã thăm, tặng quà các đối tượng, gia đình chính sách theo Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 15/4/2020 của UBND tỉnh, tổng kinh phí thăm, tặng quà là 26.370,75 triệu đồng, nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh. b) Hoạt động văn hóa, thể thao Ngày 10/7/2020, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện bơi, phòng chống đuối nước năm 2020. Tại lễ phát động, Ban tổ chức nêu bật vai trò, lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, đồng thời vận động toàn dân tích cực tập luyện môn bơi để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng, chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng. Qua đây, Ban tổ chức cũng kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiếp tục chung tay đóng góp đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bể bơi để phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng, chống đuối nước, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước xảy ra trên địa bàn tỉnh. c) Hoạt động giáo dục Trong tháng Bẩy, các cấp học trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành chương trình của năm học 2019-2020. Năm học này kéo dài hơn mọi năm do dịch Covid 19. Trong 2 ngày 15-16/7/2020, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2020-2021 với sự tham dự của hơn15.000 thí sinh. Hiện nay, ngành giáo dục tỉnh đang thực hiện các công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trong thời gian sắp tới. d) Hoạt động y tế Ngày 17/6/2020, Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên tổ chức đón mừng em bé đầu tiên ra đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đến thời điểm này, Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh thực hiện phương pháp IVF để điều trị hiếm muộn. Bệnh viện đã trao hy vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận. Tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trên địa bàn toàn tỉnh không có dịch xảy ra, đảm bảo chế độ trực dịch và báo cáo dịch theo đúng quy định. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Tả, Viêm Não NBB, SD/SXH, Bạch hầu... không phát hiện trường hợp nào. Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch khác xuất hiện lẻ tẻ tại các huyện.. e) Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ Từ ngày 16/6/2020 đến ngày 15/7/2020, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 4 vụ vi phạm môi trường, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4 vụ với 5 cá nhân, số tiền xử phạt 112 triệu đồng. Nguyên nhân vi phạm là xả khí thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường; vi phạm về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản. Từ ngày 16/6/2020 đến ngày 15/7/2020, trên địa bàn tỉnh không vụ cháy, nổ nào. Tính từ ngày 16/12/2019 đến 15/7/2020, toàn tỉnh xảy ra 3 vụ cháy, không có vụ nổ, không có thiệt hại về người, thiệt hại tài sản 800 triệu đồng. f) An toàn giao thông Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 15/6/2020 đến 14/7/2020, toàn tỉnh xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông, đều là tai nạn đường bộ, làm chết 8 người, làm bị thương 15 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn giảm 1 vụ, giảm 7,69%; số người chết giảm 3 người, giảm 27,27%; số người bị thương tăng 9 người, tăng 150,0%. Tính từ đầu năm đến hết ngày 14/7/2020, toàn tỉnh đã xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông, làm chết 68 người, làm bị thương 47 người. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giảm 5 vụ, giảm 5,56%; số người chết giảm 6 người, giảm 8,11%; số người bị thương giảm 4 người, giảm 7,84 Nguồn tin: thongkehungyen.gov.vn