10/05/2019 | lượt xem: 12 NGHIỆM THU ĐỀ TÀI: Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước khoáng, nước nóng xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Ngày 28/02/2019, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước khoáng, nước nóng xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” do Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phối hợp với Viện Địa chất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là đề tài không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, ngân sách chủ yếu là do doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu với mục tiêu bước đầu làm sáng tỏ diện phân bố, trữ lượng dự báo và một số chỉ tiêu về chất lượng nước của nguồn nước khoáng, nước nóng tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên làm cơ sở định danh nguồn nước, định hướng khai thác, sử dụng hợp lý góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhóm tác giả đã tiến hành điều tra đo 108 mẫu nước để khoanh vùng nghiên cứu; đo 113 điểm để xác định vị trí nguồn nước; khoan 04 giếng khoan để xác định nguồn nước và chất lượng nước; phân tích 60 mẫu thành phần hóa học, vi lượng, vi sinh. Trên cơ sở phân tích đã xây dựng được 02 mô hình số trên phần mềm Visual Modflow và thành lập bản đồ tỷ lệ 1:5.000. Kết quả cho thấy nước khoáng nước nóng tập trung ở trung tâm thôn An Cầu và Trà Dương thuộc xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong tầng chứa nước lỗ hống trầm tích Pleistocen dưới ở độ sâu 50-85m có nhiệt độ nước nóng từ 30-38,50C, hàm lượng silic từ 50-72,76 mg/l với trữ lượng 6.852 m3/ngày trong đó trữ lượng khai thác tối ưu 5.700m3/ngày và trong tầng Neogen tương ứng là 3.298 m3/ngày và 1.000 m3/ngày. Trữ lượng dự báo nước khoáng nước nóng của đới chuyển tiếp với nhiệt độ 30-330C trong tầng chứa nước lỗ hống trầm tích Pleistocen là 5.167 m3/ngày; trữ lượng khai thác tối ưu 1.900 m3/ngày. Nếu khai thác với lưu lượng 3.900 m3/ngày thì sau 27 năm khoảng cách đường ranh giới nóng – lạnh (300C) xâm lấn vào vùng nước khoáng nước nóng là nhỏ nhất. Độ tổng khoáng hóa của nước vào tháng 8-12/2017 đạt 1,0-1,72 g/l thuộc thể loại nước khoáng ấm, loại hình hóa học cơ bản chủ yếu là Bicarbonat. Nước khoáng nước nóng tại xã Tống Trân phù hợp cho mục đích sử dụng ngâm, tắm điều dưỡng, trị liệu nhiệt và có thể xử lí hàm lượng sắt tổng và tiệt trùng để làm nguồn nước khoáng thiên nhiên đóng chai uống. Phương hướng khai thác chỉ nên tập trung khai thác trong khoảng 30-38,50C ở tầng chứa nước lỗ hống trầm tích Pleistocen; không khoan sâu quá 90m vào 3 họng khoáng đã xác định trong tầng chứa nước Neogen và cần khai thác đồng thời một lượng nước tương đương trong khoảnh nước lạnh của tầng chứa nước lỗ hống trầm tích Pleistocen dưới và trên để giảm nguy cơ thấm xuyên của nước lạnh từ tầng trên xuống và sự xâm lấn ngang của nước lạnh tầng chứa nước lỗ hống trầm tích Pleistocen dưới trong vùng nước khoáng nước nóng trong tầng chứa nước lỗ hống trầm tích Pleistocen. Nguồn: khcnhungyen.gov.vn
Nghiệm Thu Đề Tài: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng hệ thống báo cháy tự động và điều khiển thiết bị từ xa qua mạng điện thoại di động tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Hưng Yên