Kết quả đề tài, dự án đã được nghiệm thu năm 2018

STT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị thực hiện

Nội dung nghiên cứu, thực hiện

Kết quả đạt được (đóng góp vào sự  phát triển KT-XH địa phương)

Kết quả đánh giá

1

Dự án : Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa mới N25 chất lượng tại Hưng Yên

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

- Khảo sát lựa chọn địa điểm và hộ tham gia mô hình, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nhân dân vùng dự án;

- Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa N25 ngắn ngày, chất lượng, kháng đạo ôn với quy mô 200ha/2vụ (vụ xuân 100ha, vụ mùa 100ha) tại các huyện: Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ và Kim Động.

- Theo dõi các chỉ tiêu: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính, khả năng chống đổ, một số chỉ tiêu chất lượng; đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón, mật độ cấy, thời vụ gieo cấy đến năng suất giống lúa N25;

- Tổ chức hội thảo đầu bờ, hội nghị tổng kết, nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá hiệu quả dự án.

- Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện năm 2016, kế hoạch triển khai năm 2017. Tổ chức hội nghị triển khai. Tiến hành hỗ trợ 10 tấn giống (năm 2017), vật tư, phân bón cho 200 ha lúa triển khai trên 4 huyện (Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ);

- Tổ chức 08 lớp tập huấn /huyên/2 vụ.Tổ chức hội nghị đầu bờ, thăm quan đánh giá kết quả giống lúa N25 trong mô hình

- Tiến hành hướng dẫn đơn vị hoàn thiện hồ sơ đề nghị nghiệm thu cấp tỉnh. Qua đánh giá, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian chín sớm hơn so với lúa đại trà từ 10 - 15 ngày, ít mắc sâu, bệnh hại. Năng suất ước tính khoảng từ 58 - 60 tạ/ha.

Đạt yêu cầu

2

Đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Ba kích dưới tán vườn nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Trung tâm khoa học và công nghệ phát triển làng nghề

- Theo dõi các chỉ tiêu: Ảnh hưởng mật độ trồng, một số tổ hợp phân bón, chế độ nước tưới và chế độ che sáng tới khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Ba kích; nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây Ba kích trồng dưới tán nhãn tỉnh Hưng Yên;

- Phân tích các mẫu rễ củ cây Ba kích, so sánh chất lượng sản phẩm Ba kích trồng dưới tán nhãn tỉnh Hưng Yên với sản phẩm tại các địa phương khác;

- Tập huấn kỹ thuật và phổ biến kiến thức trồng, chăm sóc cây Ba Kích dưới tán nhãn. Tổ chức hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả mô hình, hội nghị sơ kết đánh giá hiệu quả đề tài. Đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình ra các địa phương trong tỉnh. Tổ chức hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá kết quả thực hiện của đề tài.

- Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện năm 2016, thuyết trình kế hoạch 2017. Tổ chức hội nghị triển khai. Tiếp tục theo dõi, đánh giá quá trình triển khai, thực hiện mô hình: Thí nghiệm mật độ, phân bón, chế độ nước tưới, độ che sáng, giá thể…Kết quả, cây sinh trưởng, phát triển chậm, có hiện tượng thối ngọn và dẫn đến chết cây

- Số lượng cây còn lại khoảng 10-12% tổng số cây trồng theo thuyết minh và hợp đồng;

- Hướng dẫn đơn vị tiến hành xác định nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phụ tình trạng cây chết;

- Hướng dẫn đơn vị và ban chủ nhiệm tiến hành đề xuất nghiệm thu đề tài theo quy định

Đạt yêu cầu

3

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo và gà lai Đông Tảo tại tỉnh Hưng Yên

Viện Công nghệ sinh học

- Tiếp tục thực hiện mô hình đã xây dựng năm 2016;

- Đánh giá chất lượng tinh dịch gà Đông Tảo; Hoàn thiện kỹ thuật khai thác, pha loãng và bảo tồn tinh dịch phục vụ thụ tinh nhân tạo; Nghiên cứu kỹ thuật đông lạnh tinh dịch gà Đông Tảo dạng cọng rạ; Nghiên cứu kỹ thuật thu nhân tạo cho gà Đông Tảo, Đông Tảo lai bằng tinh pha loãng và tinh đông lạnh; Đánh giá khả năng sinh sản và sinh trưởng của gà sinh ra do thụ tinh nhân tạo; Thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo tại các xã Đông Tảo, Yên Hòa, Bình Kiều; Đào tạo, tập huấn kỹ thuật thu tinh nhân tạo cho các kỹ thuật viên, các chủ hộ tham gia mô hình

- Tổ chức hội thảo, hội nghị đầu bờ, hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá hiệu quả thực hiện của đề tài.

 

- Tổ chức hội nghị sơ kết năm 2016, kế hoạch triển khai năm 2017. Tiếp tục thực hiện các nội dung và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo và gà lai Đông Tảo: Phân tích và đánh giá chất lượng tinh dịch, hoàn thiện kỹ thuật khai thác, pha loãng, bảo tồn tinh dịch, kỹ thuật đông lạnh tinh dịch, thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo và gà lai Đông Tảo bằng tinh pha loãng và tinh đông lạnh.

- Thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo, gà lai Đông Tảo với quy mô 13 hộ tại xã Đông Tảo (Khoái Châu) và xã Yên Hòa (Yên Mỹ). Đánh giá khả năng sinh sản và sinh trưởng của gà Đông Tảo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đến thời điểm hiện tại, đã thu được khoảng 8.400 trứng, số trứng có phôi đạt 6.458 trứng (tỷ lệ đạt 76,88%), số gà ấp nở 5.573 con.

- Tổ chức lớp tập huấn với nội dung Kỹ thuật khai thác và đông lạnh tinh dịch cho các hộ tham gia mô hình. Tổ chức thảo khoa học và hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình và hướng dẫn hoàn thiện thủ tục tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh.

Xuất sắc

4

Đề tài: Xây dựng mô hình chăn nuôi ngan bố mẹ sinh sản (trống R41 x mái V7) và nuôi thương phẩm tại tỉnh Hưng Yên

Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương

- Tiếp tục theo dõi, đánh giá mô hình nuôi ngan bố mẹ sinh sản (trống R41 x mái V7) của năm 2016. Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng sinh sản, khối lượng trứng, tỷ lệ trứng nở;

- Xây dựng mô hình nuôi ngan thương phẩm theo 02 phương thức nuôi quy mô 6000 con tại hai huyện Tiên Lữ và Ân Thi. Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, trọng lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn, hiệu quả kinh tế;

- Hoàn thiện quy trình chăn nuôi ngan bố mẹ sinh sản (trống R41 x mái V7) và nuôi thương phẩm tại tỉnh Hưng Yên. Tuyên truyền nhân rộng mô hình, tổ chức hội thảo đầu bờ, hội nghị sơ kết, nghiệm thu đánh giá hiệu quả đề tài.

- Tiếp tục theo dõi mô hình chăn nuôi ngan bố mẹ theo hai quy mô tại các hộ tham gia mô hình của 2 huyện Tiên Lữ và Ân Thi;

Khảo sát, chọn hộ và hỗ trợ 6000 con giống và thức ăn, thuốc thú y xây dựng mô hình chăn nuôi ngan thương phẩm theo 2 phương thức nuôi tại huyện Ân Thi và Tiên Lữ.

- Hoàn thiện quy trình chăn nuôi ngan bố mẹ sinh sản và thương phẩm tại các địa phương triển khai mô hình. Tổ chức hội nghị đầu bờ thăm quan đánh giá mô hình. -- Hướng ban chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu cấp tỉnh đề tài.

Đạt yêu cầu

5

Đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng dung dịch trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau họ thập tự tại tỉnh Hưng Yên

Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Tô Hiệu

- Trên cơ sở dung dịch trừ sâu thảo mộc đã được chọn và được cơ quan có thẩm quyền kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Xây dựng điểm trình diễn sử dụng dung dịch trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau an toàn cho 03 loại rau họ thập tự tại 04 điểm, quy mô mỗi điểm là 01ha;

- Phân tích, đánh giá dư lượng kim loại nặng, các chất độc hại của các loại rau trong mô hình;

 - Tổ chức hội thảo khoa học xây dựng qui trình sử dụng dung dịch trừ sâu thải mộc; Tập huấn và chuyển giao cho người dân và cán bộ địa phương qui trình pha chế  và sử dụng dung dịch thảo mộc trong sản xuất rau.

- Tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình, hội nghị nghiệm thu đánh giá kết quả đề tài

+Kiểm định chất lượng dung dịch trừ sâu thảo mộc ( xác định hàm lượng 1 số chất độc trong dung dịch)

+Xây dựng điểm trình diễn trên rau cải tại xã Hoàn Long, huyện yên Mỹ .

+Xây dựng điểm trình diễn trên rau súp lơ tại xã Trung Nghĩa; su hào tại xã Chính Nghĩa; rau cải tại xã Yên Phú .

Mỗi điểm trình diễn là 1 ha cho 2 loại rau khác nhau. Tổng diện tích điểm trình diễn là 4,0ha.

 

 

6

Dự án: Xây dựng mô hình trồng hoa nhài Jasminum sambac tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Tô Hiệu

 

-Xây dựng mô hình trồng giống hoa nhài tại địa bàn huyện Khoái Châu trên diện tích 1, 5 ha.

-Xây dựng và hoàn thiện được quy trình trồng , chăm sóc hoa nhài,  đánh giá khả năngsinh trưởng , phát triển , tính thích ứng , phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

-Tổ chức 01 lớp tập huấn chuyển giao quy trình trồng, chăm sóc hoa nhài cho nông dân địa phương.

- Tiến hành báo cáo, đánh giá kết quả dự án khoa học và công nghệ.

Đạt yêu cầu

7

Đề tài: Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Trường Đại học Tài chính- Quản trị kinh doanh

- Nghiên cứu xây dựng các chuyên đề cơ sở lý luận

- Điều tra, thu thập, phân tích số liệu về thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra, tổ chức điều tra 320 phiếu.Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu điều tra;lập báo cáo kết quả điều tra.

- Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng các chuyên đề thu hút FDI vào lĩnh vực cao trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

- Tổ chức các Hội nghị, hội thảo khoa học xin ý kiến chuyên gia hoàn thiện các chuyên đề nghiên cứu khoa học, các giải pháp liên quan và báo cáo. Tổ chức hội nghị nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện của đề tài.

- Tiến hành điều tra khảo sát xong 160 phiếu mẫu 01; 160 mẫu phiếu 02.

-Xử lý và hoàn thiện số liệu 320 phiếu điều tra của 02 mẫu phiếu điều tra .

- Hoàn thiện xong 03 chuyên đề loại 1, 04 chuyên đề loại 2, 04 chuyên đề giải pháp.

-Tổ chức 01 hội nghị nội bộ.

Đạt yêu cầu

8

Dự án: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm và sinh sản nhân tạo cá trắm đen tại Hưng Yên.

 

Trung Tâm tư vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thủy sản- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sảnI

- Tiếp tục theo dõi mô hình đã xây dựng năm 2016: môi trường ao nuôi và khả năng thích nghi, tình hình sinh trưởng, phát triển, tình hình sinh sản của cá; đánh giá khả năng sinh sản, chất lượng cá giống, năng suất, hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá Trắm đen thương phẩm và quy trình kỹ thuật sinh sản giống cá trắm đen tại Hưng Yên;

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ thủy sản và nhân dân trong vùng thực hiện mô hình. Tổ chức hội thảo đầu bờ thăm quan mô hình, hội nghị sơ kết, nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện.

 

- Ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017; tiến hành đào tạo được 4 học viên về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá trắm đen.

Ban chủ nhiệm dự án tiến hành cho sinh sản nhân tạo lần 2. Kết quả tỷ lệ cá trắm đen nở được 40-44%, số trứng thu được 1,4kg/2 con, số lượng cá bột thu được khoảng 20-25 vạn con.

- Đã tiến hành tổ chức hộinghị đầu bờ, nghiệm thu sản phẩm cá trắm đen sinh sản nhân tạo.

- Đã tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang.

- Đối với cá trắm đen thương phẩm đến nay cá đạt trọng lượng từ 3,5kg-4kg/con.

- Đang tiến hành chuẩn bị báo cáo tổng kết, chuẩn bị tổ chức hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh.

Đạt yêu cầu

9

Đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống táo 05 tại Hưng Yên

Viện Nghiên cứu Rau quả

- Tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây táo 05 tại các hộ tham gia mô hình, hướng dẫn cắt tỉa vụ 2; theo dõi hiệu quả kinh tế mô hình trồng táo 05

- Chăm sóc mô hình trình diễn giống Táo 05 với quy mô 10 ha tại Hưng Yên; Hoàn thiện qui trình kỹ thuật bón phân; Hoàn thiện kỹ thuật cắt tỉa; Hoàn thiện biện pháp kỹ thuật nhân giống cho giống táo 05; Xây dựng mô hình nhân giống táo 05

- Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân địa phương. Tổ chức hội thảo đầu bờ, hội nghị nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện đề tài.

 

- Ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017.

- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật bón phân cho giống táo 05

- Đã hoàn thiện kỹ thuật cắt tỉa cho giống táo 05.

- Đã tiến hành bàn giao cây gốc ghép, cành mắt táo 05 và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ tham gia mô hình.

- Ban chủ nhiệm đang tiến hành tổ chức 04 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, ghép táo 05 cho các hộ tham gia mô hình và một số người dân quan tâm tới dự án.

- Do tình hình thời tiết phức tạp, mưa lũ kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ tham gia mô hình. Do vậy năng suất bị giảm (Mô hình : Xã Quảng Châu).

- Chuẩn bị hội nghị đầu bờ và nghiệm thu đánh giá kết quả dự án.

Đạt yêu cầu

10

Dự án: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chiên trong lồng trên sông Hồng ở Hưng Yên.

Trung Tâm tư vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thủy sản- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản

 

- Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã tiến hành giao giống cá chiên với số lượng 2.250 con giống cho các hộ tham gia mô hình.

- Ban chủ nhiệm đã tiến hành tổ chức 01 lớp tập huấn kiến thức nuôi và phòng trừ bệnh cho cá Chiên và các loài cá khác trong lồng với trên 100 lượt người tham dự.

- Đã tiến hành tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm tại Tuyên Quang và Lai Châu.

- Phối hợp với ban chủ nhiệm nhiệm vụ tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ. Qua kết quả kiểm tra cho thấy Cá Chiên bị chết nhiều ( khoảng 40-50%) do lây nhiễm dịch bệnh từ các lồng khác và ảnh hưởng của việc khai thác cát trên sông Hồng. Trọng lượng cá lớn nhất đạt khoảng 1,2-1,3kg/con; con bé đạt 200-300g.

- Hướng dẫn ban chủ nhiệm chuẩn bị báo cáo tổng kết, nghiệm thu đánh giá kết quả dự án.

Đạt yêu cầu

11

Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa vàng thơm chất lượng theo hướng an toàn tại tỉnh Hưng Yên

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

 

- Xây dựng hoàn thiện thuyết minh, khảo sát lựa chọn hộ tham gia mô hình với diện tích là 7 ha dưa lê và 3 ha dưa vàng thơm tại 2 huyện Kim Động và Ân Thi.

- Tổ chức 02 buổi tập huấn kỹ thuật cho 70 lượt người tham dự.

- Đã tổ chức 02 hội nghị đầu bờ , thăm quan , đánh giá hiệu quả mô hình ; hội nghị đầu bờ, tổng kết nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ giấy tờ có liên quan để tiến hành quyết toán thanh lý hợp đồng.

Đã tổng kết

12

Nhiệm vụ: Ứng dụng khoa học công nghệ nhân giống In vitro cây chuối phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Hưng Yên

 

- Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã tiếp nhận, chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tế bào giống chuối trong phòng thí nghiệm.

- Đào tạo 02 cán bộ, chủ động công nghệ sản xuất từ phòng thí nghiệm đến khâu xuất vườn

- Đã tiến hành mua và giám định 400 cây giống gốc, các loại hóa chất, dụng cụ phục vụ việc tạo chồi và nhân chồi.

- Hiện tại đã nhân chuyển và gộp được 600 túi cụm chồi, bình quân 6 cụm/ túi. Hệ số nhân khoảng 3,5 chồi/ cụm. Dự kiến sản xuất ban đầu đạt 12.600 cây khi đưa vào kích rễ và chuyển ra nhà lưới.

- Đang tiến hành hướng dẫn Ban chủ nhiệm nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Đã tổng kết

13

Nhiệm vụ:  Xây dựng mô hình trình diễn 03 ha cam Bố hạ chất lượng tại Huyện Phù Cừ

Đoàn TNCS HCM tỉnh Hưng Yên

 

- Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã tiến hành tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch KHCN năm 2017;tổ chức tập huấn 02 lớp cho khoảng 150 Đoàn viên thanh niên tại xã Nguyên Hòa và Tam Đa

- Tiến hành bàn giao đủ 2.500 cây cam Bố Hạ, 345kg đạm, 1.425 kg super lân, 250 kg Kaliclorua.

Tới thời điểm hiện tại tỷ lệ sống đạt 95%, cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, đường kính tán 1,4-2m, cây cao 1,5-2m.

- Hiện đang tiến hành hướng dẫn ban chủ nhiệm nhiệm vụ viết báo cáo tổng kết, chuẩn bị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đã tổng kết

14

Nhiệm vụ: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhăm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi diễn tại Hưng Yên

Viện Nghiên cứu Rau quả

 

- Tiến hành khảo sát, lựa chọn 02 hộ có đủ điều kiệm tham gia xây dựng mô hình với quy mô 1,5 ha. Tiến hành hỗ trợ một phần vật tư phân bón. Triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, làm tăng khả năng đậu quả: tỉa cành, tạo tán, bón phân, tưới nước, thụ phấn bổ sung, phòng trừ sâu đục quả, banh quả…;

- Tiến hành theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây bưởi trong mô hình: khả năng ra lộc, thời gian nở hoa, tỷ lệ đậu quả, tình hình sâu bệnh hại;

- Tổ chức hội nghị tập huấn và hội nghị đầu bờ thăm quan đánh giá kết quả triển khai mô hình.

 

15

Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ bí xanh tại Hưng Yên

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

 

- Ban chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát, lựa chọn các địa điểm triển khai tại xã Trung Nghĩa –TP Hưng Yên (05 ha); Xã Phú Thịnh- huyện Kim Động (5ha).

 - Đã tiến hành tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ thuật cho khoảng 150 người tham dự.

- Đã tiến hành cấp giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ tham gia mô hình

- Đã tổ chức hội nghị đầu bờ, hộ nghị tổng kết nhiệm vụ.

Đã tổng kết

16

Đề tài: Thực trạng nghiên cứu và phát triển (R&D) và tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thông qua 320 phiếu khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.

- Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu và phát triển và tiếp nhận công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệ;, thực trạng nghiên cứu và phát triển và tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; giải pháp phát huy vai trò của nghiên cứu và phát triển và tiếp nhận công nghệ đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Triển khai các cuộc họp, tọa đàm về kế hoạch thực hiện, phương án điều tra, góp ý phiếu điều tra, nội dung các chuyên đề, hội nghị sơ kết năm 2016, hội thảo xin ý kiến chuyên gia liên ngành về thực trạng và giải pháp ở Hưng Yên, hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu và phát triển (R&D) và tiếp nhận công nghệ, ảnh hưởng của R&D và tiếp nhận công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng R&D và tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ảnh hưởng của hoạt động R&D và tiếp nhận công nghệ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Đưa ra 5 hệ thống giải pháp phát huy vai trò của nghiên cứu và phát triển và tiếp nhận công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

 

Đạt yêu cầu

17

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất thanh nén nhiên liệu từ nguồn phụ phẩm (trấu, mùn cưa) nhằm thay thế nhiên liệu trong sản xuất và sinh hoạt tại tỉnh Hưng Yên

Viện Khoa học Năng lượng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

-Đánh giá hiện trạng và khả năng thị trường thanh nén nhiên liệu từ nguồn phụ phẩm trấu, mùn cưa, rơm rạ… tại địa phương: điều tra, khảo sát tình hình thu gom nguồn phụ phẩm, sử dụng nhiên liệu có thể thay thế bằng thanh nén nhiên liệu. Lựa chọn đơn vị đủ điều kiện tiếp nhận thiết bị tham gia đề tài.

- Xây dựng báo cáo khả thi ứng dụng công nghệ, hệ thống thiết bị sản xuất thanh nén nhiên liệu tại 01 đơn vị đủ điều kiện tiếp nhận mô hình

- Tính toán, thiết kế, lắp đặt 01 hệ thống thiết bị ép thanh nén nhiên liệu sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp với quy mô phù hợp.

- Thử nghiệm hệ thống thiết bị tại cơ sở sản xuất.

- Hiệu chỉnh, hoàn thiện hệ thống thiết bị; xây dựng và hoàn thiện tài liệu hướng dẫn vận hành đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

- Đào tạo, hướng dẫn vận hành

- Hội thảo tham quan học tập mô hình, hội thảo xin ý kiến chuyên gia.

- Tổ chức nghiệm thu đề tài.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất thanh nén nhiên liệu từ nguồn phụ phẩm (trấu, mùn cưa,…) nhằm thay thế nhiên liệu trong sản xuất và sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.

- Thiết kế, lắp đặt 01 hệ thống thiết bị nén ép thanh nén nhiên liệu và đưa vào sản xuất với năng suất 150-200 kg/giờ có khả năng nén, ép nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp, vận hành ổn định, đơn giản, tỷ lệ sản phẩm cao, thanh nén nhiên liệu có chất lượng đồng đều.

Đạt yêu cầu

18

Dự án: Xây dựng mô hình đầu tư ứng dụng dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt, khí không chưng áp công suất 12.000 m3/năm

Công ty TNHH Lengtech

- Điều tra, khảo sát nguồn nguyên liệu đầu vào phù hợp với công nghệ để thực hiện dự án.

- Chuẩn bị mặt bằng, thiết kế, đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, các hạng mục và phương tiện cần thiết theo yêu cầu dự án.

- Tiếp nhận, lắp đặt dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất gạch bê tông bọt, khí không chưng áp công suất 12.000 m3/năm.

- Đào tạo công nhân, tập huấn chuyển giao công nghệ cho các cán bộ kỹ thuật.

- Sản xuất thử nghiệm, hiệu chỉnh dây chuyền, ổn định công nghệ sản xuất.

- Tổ chức hội thảo, thông tin tuyên truyền, giới thiệu công nghệ, thiết bị, sản phẩm

- Tổng kết, đánh giá, nghiệm thu dự án.

- Tiếp nhận, làm chủ và triển khai mô hình công nghệ sản xuất gạch bê tông bọt từ nguồn nguyên liệu tại chỗ sẵn có tại tỉnh Hưng Yên, công suất 12.000 m3/năm.

- Đào tạo 03 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở và 10 công nhân vận hành dây chuyền sản xuất gạch.

 

Đạt yêu cầu

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ

Tin liên quan

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
37 người đang online