Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hưng Yên năm 2020.

            Ngày 24/12/2019, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hưng Yên năm 2020.

            Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch:

Hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước, về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với Nhân dân, về quyền giám sát của Nhân dân với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

100% các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành bảo đảm đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính theo quy định của Chính phủ; 100% các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được rà soát chức năng, nhiệm vụ… để tránh chồng chéo, trùng lặp. Chuyển những việc không nhất thiết phải cơ quan nhà nước thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm nhận.

Triển khai có hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) bằng các hình thức đa dạng khác ngoài hình thức tiếp nhận trực tiếp theo quy định của pháp luật như: qua dịch vụ bưu chính công ích, trực tuyến qua Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử để tạo thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức.

Thực hiện tốt cải cách chế độ công vụ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trong hoạt động công vụ; tổ chức xác định vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Chính phủ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; tiếp tục quan tâm đầu tư áp dụng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài. Thực hiện hiệu quả sử dụng kinh phí tiết kiệm, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là tiết kiệm giảm tối đa các chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, điện thoại, xăng dầu, công tác phí, hội nghị… Tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhằm phát hiện sai sót để chấn chỉnh kịp thời.

Tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ công trên địa bàn tỉnh. Tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ CCHC; nâng cao chất lượng, hiệu quả của CCHC để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được đề ra trong Kế hoạch CCHC năm của UBND tỉnh; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện CCHC, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu. Duy trì và thực hiện chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 theo quy định. Thực hiện đầy đủ, tránh hình thức trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế qua kiểm tra. Đưa kết quả thực hiện CCHC thành một trong những tiêu chí để bình xét thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.

Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện cập nhật, bổ sung các chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử đảm bảo kịp thời, bố cục dễ quan sát; đẩy mạnh đưa các thông tin liên quan đến lĩnh vực môi trường, quy hoạch, kinh tế... lên Cổng thông tin điện tử tỉnh; Đồng thời, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị sử dụng, tuyên truyền cho người dân, tổ chức thường xuyên dùng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, dịch vụ bưu chính công ích và cập nhật đầy đủ hồ sơ giải quyết TTHC trên phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác cải cách TTHC; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý việc thực hiện cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra Kế hoạch cũng nêu chi tiết các nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh Hưng Yên năm 2020.

Nội dung chi tiết của Kế hoạch 146/KH-UBND.

Nguyễn Thị Chuyên

Tin liên quan

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
177 người đang online