Vũ Trọng Phụng (1912-1939)

Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912. Quê quán ở làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ. Lớn lên ở phố Hàng Bạc, Hà Nội.

16 tuổi đỗ bằng tiểu học, làm thư ký hãng buôn Gô-đa, bắt đầu viết văn, viết báo. Sau đó làm nhân viên Nhà in Viễn Đông (IDEO) được 2 năm.

Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có bài ở tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự chú ý của bạn đọc.

Năm 1936, Vũ Trọng Phụng viết một truyện dài nhan đề Thị Mịch đăng trên nhiều số Hà Nội Báo, truyện này sau in thành sách đổi tên là Giông tố. Ngoài ra còn 2 tập tiểu thuyết đáng chú ý khác là Làm đĩ Số đỏ. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ra đời đã mở ra một cuộc bút chiến về vấn đề “Dâm hay là không dâm” vào khoảng năm 1937 - 1938.

Vũ Trọng Phụng bị lao nặng và mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 ở Hà Nội.

Vũ Trọng Phụng qua nét vẽ của
Côn Sinh, in trong Cạm bẫy người
Ngoài những tác phẩm kể trên, sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng khá đồ sộ tuy cuộc đời ngắn ngủi, còn có các tập Chống nạng lên đường (truyện ngắn - 1932). Cạm bẫy người (phóng sự - 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết - 1939), Quý phái (tiểu thuyết 1938-1939), Dứt tình (tiểu thuyết - 1941), Vỡ đê (tiểu thuyết - 1941), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết - 1941).

Trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng thì Giông tố Số đỏ là hai kiệt tác, mang dấu ấn thiên tài, đưa Vũ Trọng Phụng trở thành một trong vài ba nhà văn lớn hàng đầu của văn học Việt Nam thế kỷ 20, nếu không muốn khẳng định ông là nhà văn xuôi lớn nhất của thế kỷ.

Bìa tác phẩm Số đỏ
(xuất bản tại Mỹ)
Những hạn chế trong cuộc đời cũng như tác phẩm của ông như cuốn “Nhân sự chia rẽ của đệ tam và đệ tứ” (1938), và yếu tố tự nhiên trong một số tác phẩm chỉ là mâu thuẫn trong tâm hồn cũng như trong tư tưởng nghệ thuật của một thiên tài. Những bước chìm nổi trong số phận tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng nằm trong quy luật của một số kiệt tác kỳ lạ khác thường trên thế giới. Nhưng gió mưa bao giờ cũng qua đi, núi cao bao giờ cũng bền vững. Vũ Trọng Phụng và văn chương ông là như vậy.

Đinh Quang Tốn

Tin liên quan

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
90 người đang online