Quy hoạch đường cao tốc và quốc lộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020

I. Hệ thống đường cao tốc

 

Stt

 

Tên đường

Chiều dài ( Km)

Điểm đầu

Điểm cuối

Quy mô

Thời điểm xây dựng

1

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

29,0

Cửu cao

Tân Phúc

6 làn

2007-2010
2016-2018

2

Vành đai 4

14,0

Mễ Sở

Như Quỳnh

4-6 làn

2007-2010

3

Vành đai đô thị vệ tinh

17,46

Chợ Gạo

Cầu tràng

4-6 làn

2010-2020

 

Tổng cộng

60,46

 

 

 

 

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Địa điểm: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ đi qua địa phận các tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Đoạn qua tỉnh Hưng Yên dài khoảng 29km. Dự kiến sau khi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được hoàn thành sẽ thu hút phần lớn lưu lượng xe hiện tại của Quốc lộ 5, và QL 5 sẽ được khai thác như một đường nội bộ của các tỉnh.
Hướng tuyến: Phía nam của QL5.
Điểm đầu: Dự kiến nằm trên đường vành đai III của thành phố Hà Nội, giữa nút giao Trâu Quỳ (giao đường vành đai III và QL 5) và cầu Thanh Trì cách chân cầu Thanh Trì khoảng 2km thuộc xã Đông Dư - huyện gia Lâm - TP Hà Nội.
Điểm cuối: Dự kiến kết thúc tại bến phà Đình Vũ, thành phố Hải Phòng.
Các điểm khống chế chủ yếu: Tuyến đi bên phải QL5 hiện tại (về phía nam) tránh ra ngoài các khu công nghiệp, các khu đô thị, cách QL5 khoảng 3 - 15km, qua các huyện Gia Lâm (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ và Ân Thi (Hưng Yên), Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ (Hải Dương) và An Lão, Kiến Thuỵ (Hải Phòng).
Cấp đường: Đường cao tốc loại A
Tốc độ thiết kế: 120km/h
Mặt cắt đường: Có quy mô như sau:

  • Bề rộng nền đường: B nền = 35,0m
  • Bề rộng mặt đường: B mặt = 22,5m
  • Dải phân cách giữa: 3,0m
  • Dải an toàn: 2 x 0,75 = 1,5m
  • Làn dừng xe khẩn cấp: 2 x 3,0 = 6,0m
  • Lề đường: 2 x 1,0 = 2,0m

Giao cắt: Toàn bộ hệ thống đường ra vào đường cao tốc được thiết kế khác mức, đoạn qua tỉnh Hưng Yên có 4 nút giao khác mức liên thông (có thiết kế ra/vào đường cao tốc) là: nút giao thông với đường vành đai IV của thành phố Hà Nội, TL 206, QL39 và QL 38. Các nút giao có dạng trực thông (không thiết kế ra/vào đường cao tốc) tại các vị trí TL 199, TL204, TL 200. Ngoài ra cứ khoảng 500m và tại các vị trí đường giao đều bố trí một cống chui dân sinh.
Dự kiến khởi công xây dựng: Trong năm 2006

Đường vành đai IV

Hướng tuyến: Tuyến vành đai IV của TP Hà Nội dự kiến sẽ đi qua các tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây. Đoạn qua Hưng Yên tuyến từ Hà Tây qua phà Mễ Sở giao với QL5 tại Như Quỳnh, vượt sông Đuống tại tây thôn Đền, qua thôn Đoài gặp QL1A mới tại Bá Lu (Bắc Ninh).
Quy mô mặt cắt ngangtrên tuyến đường vành đai 4 là 6 - 8 làn xe

Đường vành đai V (vành đai liên kết các đô thị vệ tinh TP Hà Nội)

 

Hướng tuyến:Đường vành đai nối các đô thị vệ tinh bắt đầu từ phía nam thị xã Sơn Tây, tuyến bám theo QL21A tới Hoà Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, từ đây tuyến rẽ trái theo QL431 qua Tế Tiêu, Phù Lưu tới Đồng Văn, Phủ Lý. Tuyến vượt sông Hồng tại vị trí cầu Yên Lệnh và nối vào Thị xã Hưng Yên. Từ Thị xã Hưng Yên có 2 nhánh tuyến nối về đô thị vệ tinh Bắc Ninh, Hải Dương là:

  • Từ TX Hưng Yên theo QL39 giao cắt với QL5 tại huyện Mỹ Hào và bám theo QL38 theo huyện Thuận Thành - Bắc Ninh.
  • Từ TX Hưng Yên tuyến theo TL38B tới Hải Dương, từ đây tuyến bám theo đường 183 (đã được cải tạo xây dựng mới) đến Sao Đỏ và theo đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long tới TX Bắc Ninh.
  • Từ Bắc Ninh tuyến qua Yên Phong, Phố Nỉ - Trung Giã nối vào QL2 cao tốc tới Vĩnh Phúc và nối vào thị xã Sơn Tây bằng cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng.

Tuyến đường vành đai các đô thị vệ tinh các chức năng liên kết các đô thị vệ tinh, tổng chiều dài tuyến khoảng 295km với quy mô mặt cắt ngang 4-6 làn xe.

II. Hệ thống quốc lộ

 

Mạng lưới đường bộ tỉnh Hưng Yên được quy hoạch theo nguyên tắc phải là một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, hợp lý đảm bảo mục đích phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và phải phù hợp chung của khu vực.

 

Stt

Tên đường

Chiều dài ( Km)

Điểm đầu

Điểm cuối

Quy mô

Thời điểm xây dựng

1

QL 39 mới

41,0

Liên Phương

Việt Hưng

Cấp I

2006-2010

2

QL39

44,0

Phố Nối

Triều Dương

Cấp III

Đã xây dựng

3

QL38

18,0

Cống Tranh

Cầu Yên Lệnh

Cấp III

2006-2010

4

Đường nối Hà Nội - Hưng Yên

17,4

Cầu Thanh Trì

Ngã ba Dân Tiến (QL39)

Cấp III

2006-2010

 

Tổng cộng

120,4

 

 

 

 

Quốc lộ 39 mới

Với vai trò là rất quan trọng là tuyến đường trục chính của tỉnh Hưng Yên, QL39 (đoạn Phố Nối - Hưng Yên) đã được đầu tư từ cấp IV đồng bằng lên cấp III đồng bằng và đưa vào khai thác từ năm 2000. Tuy vậy với lưu lượng giao thông hiện tại và các kết quả dự báo giao thông tương lai, quy mô và các tiêu chuẩn của tuyến QL39 hiện tại sẽ không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trong thời gian tới.

Việc đầu tư nâng cấp QL39 mới đoạn Phố Nối - Hưng Yên là cần thiết và nhằm tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để phát triển các KCN, điều chỉnh lại phân bố dân cư và lao động, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của giao thông trong khu vực, đặc biệt là  sự gắn kết với các tuyến đường vành đai của thủ đô Hà Nội.

 

Quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật (dự kiến)

Căn cứ vào lưu lượng xe dự báo cũng như quy hoạch và ý nghĩa phục vụ của tuyến đường, sơ bộ dự kiến quy mô của tuyến QL39 mới là đường cấp I đồng bằng (theo TCVN 4054 -98) với các tiêu chuẩn kỹ hình học chủ yếu như sau:

TT

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Đơn vị

Chi tiết

1

Cấp đường

 

I (Đồng bằng)

2

Vận tốc thiết kế

Km/h

80

3

Số làn xe chạy thiết kế

làn

4 (6)

4

Bề rộng mặt đường
Trong đó:
  + Bề rộng mặt đường phần xe cơ giới
  + Bề rộng làn xe thô sơ
  + Bề rộng dải phân cách giữa
  + Bề rộng lề đất

M

M
M
M
M

24,0 (31,0)

14 (21)
2 x 2,5 = 5,0
2,5 - 3,0
2 x 0,5 = 1,0

5

Bán kính đường cong nằm tối thiểu (ứng với siêu cao 4% - 6%)

M

250 - 400

6

Bán kính đường cong đứng tối thiểu
  + R lồi
  + R lõm


M
M


2500 - 4000
1000 - 2000

7

Độ dốc dọc lớn nhất (imax)

%

6

8

Mặt đường

 

Bê tông nhựa

9

Giao cắt:
  - Các quốc lộ
  - Các tỉnh lộ
  - Các đường khác

 

Khác mức
Liên thông
Trực thông
Trực thông

Ghi chú: Giá trị trong () là giá trị dự trữ cho việc nâng cấp tuyến trong tương lai.

 

Hướng tuyến

  • Điểm đầu: thuộc Liên Phương thị xã Hưng Yên (giao với QL39 cũ);
  • Điểm cuối: thuộc xã Việt Hưng huyện Văn Lâm (biên giới giữa Hưng Yên và Bắc Ninh)

Quốc lộ 39

Đối với QL39 hiện tại chỉ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đảm bảo đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; đến 2020 có qui mô đường cấp I đồng bằng.

Quốc lộ 38

Theo số liệu nghiên cứu trong báo cáo khả thi dự án QL38 đoạn nối cầu Yên Lệnh với QL1A thì đến năm 2024 lưu lượng xe qua cầu Yên Lệnh là 8.776 xe quy đổi. ứng với lưu lượng này thì cấp đường thiết kế là đường cấp III đồng bằng.

Nâng cấp toàn tuyến QL38 đạt tiêu chuẩn  đường cấp III đồng bằng nền 12,0m: mặt 7,0m; lề gia cố cho xe thô sơ 2x2,0m.

Đoạn tuyến nâng cấp trên QL 38 thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên dài khoảng 18km bao gồm:

  • Đoạn Cống Tranh - Trương Xá dài khoảng 15,25km
  • Đoạn TX Hưng Yên - cầu Yên Lệnh dài khoảng 2,75km

Đường từ cầu Thanh Trì đi TX Hưng Yên

Điểm đầu: Giao nhau với đường vành đai 3 - bờ Bắc cầu Thanh Trì (Hà Nội), cách bờ đê tả sông Hồng theo dọc trục tim tuyến đường vành đai 3 là 750m, thuộc địa phận thôn Đông Dư thượng, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm - TP Hà Nội.
Điểm cuối: Ngã ba Dân Tiến (QL39)
Chiều dài tuyến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: 17,4km
Hướng tuyến: Tuyến đi qua địa phận các xã Tân Tiến, Yên Phú, Yên Hoà, Dân Tiến.
Quy mô dự kiến: Đoạn qua địa phận Hưng Yên có quy mô đường cấp III đồng bằng, chiều rộng nền đường Bnền = 12m, mặt đường bê tông nhựa Bmặt = 7m, lề đường 2x2,5m, lề gia cố 2x2,0m
Đây là tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên, làm giảm thời gian từ Hưng Yên đi Hà Nội và ngược lại.