Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải tỉnh và các giải pháp chủ yếu

1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2004-2020 là 10.810,675 tỷ đồng, trong đó

  • Ngân sách trung ương:               3.430,99 tỷ đồng
  • Ngân sách địa phương:              2.317,935 tỷ đồng
  • Vốn BOT, vay và huy động:         5.061,75 tỷ đồng.

 

Giai đoạn 2004 - 2005:  455,43 tỷ đồng, trong đó

  • Ngân sách Trung ương:        21,01 tỷ đồng
  • Ngân sách địa phương:        153,92 tỷ đồng.
  • Vốn BOT, vay và huy động:   280,5 tỷ đồng.

 

Giai đoạn 2006 - 2010:  5.949,995 tỷ đồng, trong đó

  • Ngân sách Trung ương:      2.102,1 tỷ đồng.
  • Ngân sách địa phương:      1.104,645 tỷ đồng.
  • Vốn BOT, vay và huy động: 2.743,25 tỷ đồng.

 

Giai đoạn 2011 - 2020:  4.405,25 tỷ đồng, trong đó

  • Ngân sách Trung ương:        1.307,88 tỷ đồng
  • Ngân sách địa phương:        1.059,37 tỷ đồng.
  • Vốn BOT, vay và huy động:   2.038 tỷ đồng.

Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển GTVT Hưng Yên giai đoạn 2003-2010 và 2011-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Hạng mục

2004-2005

2006-2010

2011-2020

Tổng cộng

1

Đường bộ

425,400

5.869,045

4.139,730

10.389,175

2

Đường sông, cảng sông

28,330

69,500

62,120

159,95

3

Đường sắt

1,700

11,450

203,40

216,550

 

Tổng cộng

455,430

5.949,995

4.405,250

10.810.675

Quĩ đất dành cho GTVT

172ha

1.104 ha

690 ha

 

1.966 ha

2. Các giải pháp, chính sách chủ yếu

 

1. Lập quy hoạch chi tiết cho các công trình

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển GTVT được Bộ GTVT và UBND tỉnh phê duyệt, lập kế hoạch phát triển chi tiết cho một số công trình cụ thể, đặc biệt là các khu đầu mối, các nút giao cắt, các cảng bến... xác định chỉ giới và quĩ đất dành cho giao thông, giảm tối đa chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng sau này.

 

2.  Đa dạng hóa các nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh

Theo tính toán nhu cầu vốn để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông từ nay đến năm 2020 là rất lớn. Để thực hiện được mục tiêu đề ra cần phải có nhiều giải pháp để huy động các nguồn lực, trong đó vốn là quan trọng nhất.

Lập các dự án đầu tư để tranh thủ tối đa vốn ODA dưới dạng dự án chính hoặc các dự án phụ (đường gom, đường nhánh của dự án chính), tập trung vào các công trình đòi hỏi nguồn vốn lớn như cải tạo, nâng cấp các QL39, TL38B, QL39 mới, đường ngang huyện Văn Giang, đường nối Hưng Yên - Hà Nội, nhà máy cơ khí thủy.

Phối kết hợp giữa vốn từ ngân sách Trung ương với ngân sách của tỉnh, tập trung ưu tiên cho các công trình quan trọng như các trục đường bộ dọc tỉnh, các tuyến nối với cảng, bến sông tạo thành mạng lưới vận tải thuỷ, bộ liên hoàn, thông suốt, đồng bộ, phát huy hiệu quả tức thời.

Khuyến khích đầu tư dưới hình thức BOT hoặc đổi đất lấy công trình.

Khuyến khích các tổ chức và thành phần kinh tế xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Trong tương lai sẽ thực hiện xây dựng dự án nâng cấp QL39 (theo hình thức BOT), đường trục chính ngang huyện Văn Giang, đường nối Hưng Yên - Hà Nội.

Cho phép tư nhân đầu tư xây dựng CSHT - GT ở các khu công nghiệp tập trung dọc QL5 và thu hồi vốn thông qua thuê đất. Cho phép tư nhân xây dựng các bến cảng, bến bốc xếp trên sông sau đó tổ chức thu phí đối với các phương tiện thuỷ đến bốc xếp hàng hoá hoặc được phép kinh doanh ngành hàng tại bến.

Cho phép tư nhân đầu tư tham gia vào các dự án giao thông tĩnh, xây dựng các bãi đỗ xe, trông giữ xe thu phí.

Tất cả các vấn đề như cấp phép mở bến, cấp giấy phép kinh doanh và mức phí do UBND tỉnh quyết định nhằm đưa các phương tiện vận tải vào nền nếp, quản lý hoạt động được dễ dàng và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

 

3.  Huy động các nguồn lực khác để xây dựng giao thông nông thôn

Để đạt được mục tiêu tới năm 2010 đường liên xã, xã, thôn xóm đạt 70% đường nhựa hoặc BTXM, đường ra đồng ruộng đạt 95% được cải tạo bằng vật liệu cứng thì cần có các giải pháp sau:

Huy động công ích hàng năm từ 5-8 công/người.năm để duy tu bảo dưỡng nâng cấp đường.

Đóng tiền để mua vật tư làm đường như đá, nhựa đường, thuê thiết bị như lu lèn. Mức đóng góp tính theo người hoặc đầu lao động, các chủ phương tiện cơ giới đường bộ (từ xe máy trở lên).

Tranh thủ sự hỗ trợ vốn và vật tư của Trung ương (mức 10-20% giá trị dự án).

Quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn trên cơ sở công khai, dân chủ.

 

4. Tổ chức và quản lý vận tải

Sở GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hoạt động kinh doanh vận tải địa phương theo các quy định và chính sách hiện hành của Nhà nước, Bộ GTVT và UBND tỉnh.

Quản lý, cấp chứng chỉ hành nghề, kinh doanh vận tải và cấp giấy phép hoạt động của các loại phương tiện vận tải theo qui định, theo tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật được ban hành.

Về tổ chức vận tải: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vận tải hàng hoá, vận tải hành khách. Các đơn vị vận tải được tổ chức, hình thành chủ yếu dưới hình thức hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Các hợp tác xã vận tải được tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp và kinh doanh có hiệu quả.

Sở Giao thông vận tải