Những ngành công nghiệp chủ đạo của Hưng Yên

Theo tiêu chí ngành cấp I, công nghiệp Hưng Yên có 3 ngành với ngành chủ đạo là công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Năm 2000, tỷ trọng của công nghiệp chế biến là 99,39%, công nghiệp khai thác là 0,38% và công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước là 0,23%.

Có sự chênh lệch lớn như vậy là do điều kiện thực tế tự nhiện, xã hội của Hưng Yên, một tỉnh rất hạn chế về tài nguyên khoáng sản và nền kinh tế còn nghèo.

Theo tiêu chí phân ngành cấp II, công nghiệp Hưng Yên có 20 ngành sản xuất, trong đó có những ngành chủ đạo như:

1. Ngành cơ khí-điện tử

Dây chuyền kiểm tra động cơ xe máy (Công ty T&T)Đây là ngành xương sống của công nghiệp Hưng Yên trong thời gian qua. Nhìn vào số liệu thống kê, cũng như từ thực tế đều dễ dàng nhận thấy ngành này luôn giữ vị trí chủ đạo, đóng vai trò quyết định tới sự tăng trưởng của công nghiệp Hưng Yên. 

Năm 1997 có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (công ty điện tử LG Việt Nam, công ty liên doanh sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy) và 1 doanh nghiệp Nhà nước, một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cơ khí nhỏ rải rác ở các địa phương. 

Năm 1998 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đạt 525,834 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,43% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, đến năm 2000 con số này là  1.858,708 tỷ đồng chiếm 79,08%. 

Từ sau năm 2000, số doanh nghiệp mới ra đời, đặc biệt là số dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, trong đó có rất nhiều dự án, doanh nghiệp sản xuất cơ khí điện tử. 

Các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Hòa Phát, Công ty Liên doanh LiFan Việt Nam, Công ty TNHH T&T, Công ty Việt Á, Công ty điện - điện tử Hồng Hải, Nhà máy dây và cáp diện LiOA,.... 

Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đã tăng lên 3.366,184 tỷ đồng chiếm 73,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. 

Do phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều mới hoạt động từ sau năm 2000 nên công nghệ, máy móc thiết bị của ngành cơ khí điện tử của Hưng Yên khá hiện đại và đồng bộ, nên các sản phẩm của ngành cơ khí điện tử Hưng Yên có sức cạnh tranh cao trên thị trường cả về chất lượng và giá cả như các sản phẩm của Tập đoàn Hoà Phát, thép xây dựng, thép hình Việt ý, ti vi màu và màn hình máy tính LG, xe máy LiFan, xe máy Majesty (Công ty TNHH T&T), xe máy Sufat, dây và cáp điện LiOA, thiết bị điện Việt Á,... 

Ngành cơ khí điện tử của công nghiệp Hưng Yên sẽ còn tiếp tục tăng trưởng do sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và nhiều dự án đang đầu tư xây dựng sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới. Đây vẫn sẽ là ngành chủ đạo, quan trọng nhất, có tác động quyết định sự tăng trưởng, phát triển của công nghiệp Hưng Yên.

 

 

2. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm

Nhà máy sản xuất bánh Kinh Đô (KCN Phố Nối A)Đây là ngành quan trọng thứ 2 của công nghiệp Hưng Yên. Với một tỉnh nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có rất nhiều thuận lợi để phát triển. Là ngành được nhà nước, tỉnh dành nhiều ưu đãi song sức phát triển vẫn còn hạn chế, do thiếu vốn đầu tư, khó khăn về thị trường tiêu thụ...  Đây là ngành quan trọng thứ 2 của công nghiệp Hưng Yên. Với một tỉnh nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có rất nhiều thuận lợi để phát triển. Là ngành được nhà nước, tỉnh dành nhiều ưu đãi song sức phát triển vẫn còn hạn chế, do thiếu vốn đầu tư, khó khăn về thị trường tiêu thụ...  

Năm 1998 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đạt 131,764 tỷ đồng, chiếm 13,64% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này giảm còn 128,49 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,47% do các cơ sở sản xuất trong ngành chế biến lương thực thực phẩm của Hưng Yên hầu hết thuộc khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể nên có quy mô rất nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, thiết bị cơ khí bán thủ công nên sức cạnh tranh trên thị trường thấp. 

Trong 3 năm trở lại đây ngành được bổ sung thêm năng lực mới do một số dự án có vốn đầu tư tỉnh ngoài, nước ngoài với trình độ công nghệ, máy móc thiết bị tương đối hiện đại đi vào hoạt động như: Công ty Thực phẩm Hiến Thành, Công ty TNHH Hà Bình, Công ty Liên doanh Đức Việt, Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc, Chi nhánh Công ty Acecook Việt Nam, Công ty thực phẩm Thiên Hương,... 

Năm 2003 giá trị sản xuất của ngành này đạt 369,317 tỷ đồng chiếm 8,11% trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Xu hướng ngành chế biến lương thực, thực phẩm sẽ có sức phát triển mạnh hơn trong thời gian tới vì đây vẫn được coi là một trong những ngành được ưu tiên phát triển nhất nhằm phát huy tối đa tiềm năng của tỉnh.

3. Ngành dệt may

Công ty May Hồ GươmDệt may là một ngành khá quan trọng đối với công nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên nói chung, tuy nhiên ở Hưng Yên chủ yếu chỉ là ngành may, ngành dệt không đáng kể với một số cơ sở thủ công. 

 

 

Tuy vậy, ngành may ở Hưng Yên vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô còn nhỏ và phân tán, chủ yếu làm gia công theo hợp đồng với nước ngoài nên giá trị gia tăng thấp và bị ảnh hưởng rất lớn bởi những biến động từ bên ngoài. 

 

 

Năm 1998, có 3 doanh nghiệp nhà nước làm hàng dệt may trên địa bàn tỉnh là Công ty May Hưng Yên, Công ty May II Hưng Yên, Công ty Cơ khí dệt may Hưng Yên, 01 hợp tác xã May, 01 Công ty TNHH và một số cơ sở sản xuất thủ công trên địa bàn các huyện, thị xã, sản lượng đạt 3,3 triệu sản phẩm, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 106,063 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,98% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. 

Đến năm 2000, năng lực của ngành được bổ sung thêm do một số doanh nghiệp mới được thành lập như Công ty May Hưng Việt, Công ty CP May Hồ Gươm (chi nhánh), một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất,..., song tốc độ tăng trưởng chậm, sản lượng đạt 4,613 triệu sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 115,675 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,9% toàn ngành.  

Từ 3 năm trở lại đây, tỉnh đã khuyến khích đầu tư đối với ngành may, đặc biệt là các địa phương công nghiệp chưa phát triển như hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, giải phóng mặt bằng,... kết quả là đã có thêm 3 Xưởng may mới được xây dựng tại các huyện Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ tạo việc làm mới cho gần 2000 lao động. 

Bên cạnh đó, nhiều dự án tỉnh ngoài, nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã đi vào sản xuất như: Công ty May Anh Vũ, Công ty May Minh Anh, Công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng, Công ty May Phú Dụ, Công ty May Beeahn Việt Nam, Công ty Global Sourcenet, Công ty May Liên doanh Kyung Việt,... đã tăng thêm năng lực cho ngành. 

Năm 2003 giá trị sản xuất của ngành dệt may đạt 405,265 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, sản lượng đạt 14,269 triệu sản phẩm, tăng gấp 3 lần năm 2000. 

Trong năm 2003, 2004 có thêm một số dự án thuộc lĩnh vực dệt may đang đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động trong thời gian tới sẽ tiếp tục tạo đà cho sự tăng trưởng của ngành, đặc biệt là một số doanh nghiệp đã chuyển từ gia công theo hợp đồng sang mua nguyên liệu - bán thành phẩm nên giá trị gia tăng của ngành này sẽ lớn hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của công nghiệp, cũng như kinh tế xã hội của tỉnh.

Là  ngành có  khá lâu ở Hưng Yên, song quy mô không lớn, năng lực chủ yếu của ngành này là các cơ sở sản suất thủ công nghiệp (hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) với các sản phẩm bàn, ghế, giường, tủ, cày bừa, bàn máy khâu, thùng loa,... 

Năm 1998 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đạt 50,847 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,26% giá trị sản xuất công nghiệp. 

Những năm gần đây, một số làng nghề mộc mỹ nghệ được khôi phục và tạo điều kiện phát triển đã mở ra hướng đi mới, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 của ngành đã tăng lên 74,920 tỷ đồng và đến năm 2003 là 112,930 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Xu hướng của ngành này là tiếp tục phát triển với các sản phẩm gia dụng, văn phòng cao cấp và các sản phẩm mỹ nghệ.

5. Ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic

 

Hưng Yên có nghề tái chế nhựa từ khá lâu với làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, song ngành sản xuất các sản phẩm từ nhựa, cao su của Hưng Yên chậm phát triển và có quy mô, năng lực sản xuất không lớn. Năng lực sản xuất chính của ngành này là Công ty Nhựa Hưng Yên (một doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý), sản phẩm chính là màng PVC, PE, túi siêu thị, mút xốp. 

 

Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đạt 55,584 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.  

Những năm gần đây đã có thêm một số doanh nghiệp mới ra đời như Công ty TNHH Hà Yên (chuyên sản xuất bao bì nhựa PE, PP), Công ty TNHH Song Long (sản xuất các sản phẩm nhựa gia dụng,...), Công ty Nhựa điện lạnh Hoà Phát (sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp, linh kiện nhựa,...), Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên, Công ty TNHH Bao bì Thăng Long, Công ty TNHH sản xuất bao bì Handpack, Công ty TNHH An Hưng (sản xuất bao bì PP, PE,...) làm phong phú thêm sản phẩm và tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngành. 

Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đạt 68,7 tỷ đồng, với các sản phẩm chính: mút xốp đạt 420 tấn, túi siêu thị 2.640 tấn, màng PVC 9,7 triệu m2, nhựa tái sinh 3.200 tấn.

Trong thời gian tới do nhu cầu các sản phẩm nhựa ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục phát triển, sẽ có những đóng góp tích cực hơn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

 

 

6. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Hưng Yên đã có từ lâu đời với các sản phẩm vôi, gạch, ngói đất nung. Do hầu hết sản xuất thủ công, bán cơ khí nên quy mô, năng lực sản xuất của ngành này không lớn. 

Năm 1998 ngành này có 2 doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý là Công ty Gạch Kênh Cầu, Công ty gạch Bảo khê, 1 hợp tác xã, còn lại là các hộ cá thể, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đạt 108,173 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. 

Đến năm 2003, mặc dù đã có thêm một số doanh nghiệp mới được thành lập như Công ty Cổ phần gạch Triều Dương, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang,... sản lượng của ngành này có tăng nhưng không lớn: gạch, ngói nung đạt 300 triệu viên, vôi nung đạt 81.230 tấn, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đạt 124,544 tỷ đồng. 

Cuối năm 2003 đã có một số doanh nghiệp mới thành lập sản xuất nguyên vật liệu không nung, sản xuất bê tông,... sẽ góp phần làm phong phú hơn sản phẩm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Hưng Yên đồng thời giữ vững và phát triển trong thời gian tới với những sản phẩm mới.

 

 

7. Ngành giầy dép

Ngành công nghiệp giầy dép ở Hưng Yên là một trong những ngành công nghiệp mới hình thành và quy mô còn khá nhỏ, chỉ với 2 sản phẩm chính là giầy thể thao, giầy vải xuất khẩu, tỷ trọng của ngành trong công nghiệp của tỉnh không lớn, song đây được coi là ngành khá quan trọng và được ưu tiên phát triển với những điều kiện ưu đãi, vì được xác định là một trong những ngành góp phần quan trọng cùng với ngành dệt may giải quyết việc làm cho lực lượng lao động rất dồi dào ở Hưng Yên khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

Năm 1997 mới có 1 doanh nghiệp Nhà nước địa phương là Công ty Giầy Hưng Yên  sản xuất giầy thể thao xuất khẩu với quy mô công nghiệp, năm 1998 giá trị sản xuất đạt 1,583 tỷ đồng, xuất khẩu được 314.000 đôi. 

Tuy nhiên, với sự ưu tiên của tỉnh, ngành giầy Hưng Yên đã có thêm 2 doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động là Công ty Giầy Thuận Thành, Công ty TNHH Vieba, sản lượng của ngành được nâng lên. 

Năm 2000 xuất khẩu 596.000 đôi và năm 2003 tăng lên 3,3 triệu đôi giầy các loại, giá trị sản xuất đạt 18,68 tỷ đồng. Cuối năm 2003 các doanh nghiệp Công ty Giầy Hưng Yên, Công ty Giầy Thuận Thành đã đầu tư và đưa vào sản xuất một số dây chuyền mới; đồng thời ngành giầy đã được bổ sung thêm 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Ngọc Tề, Công ty TNHH Giầy Yên Mỹ (trong đó 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH Ngọc Tề). 

Năm 2004 và những năm tiếp theo sản lượng của ngành này sẽ tăng nhanh. Ngoài mục tiêu giải quyết nhiều việc làm sẽ đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

Sở Công nghiệp