Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên phiên bản 2.0

Ngày 03/3/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 672/QĐ-UBND phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên phiên bản 2.0.

Theo đó, mục tiêu của Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên phiên bản 2.0 như sau: Là cơ sở giúp lãnh đạo tỉnh đưa ra các quyết định đầu tư triển khai Chính quyền điện tử chính xác, kịp thời; tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, tránh trùng lắp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai của cơ quan nhà nước tại tỉnh Hưng Yên; nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều khiện thực tế tại tỉnh Hưng Yên; tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính quyền điện tử của tỉnh Hưng Yên.

Về định hướng phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên:

- Nâng cao nhận thức, vài trò của người đứng đầu, các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước trong xây dựng Chính quyền điện tử;

- Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên;

- Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử phù hợp với nền tảng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam;

- Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số hướng tới xây dựng nền kinh tế số và xã hội số;

- Xây dựng Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân;

- Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên.

Các thành phần chi tiết trong Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0, gồm: Nguời sử dụng; kênh giao tiếp; kỹ thuật - công nghệ; an toàn thông tin; chỉ đạo, chính sách.

Những điểm mới của Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0: Cập nhật các nội dung về định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của tỉnh, các mục tiêu, định hướng phát triển Chính quyền điện tử giai đoạn 2021-2025; cập nhật các nội dung Kiến trúc thành phần bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 trên có sở các mô hình tham chiếu được quy định trong Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0 thể hiện rõ 05 mô hình kiến trúc cụ thể gồm: Kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc kỹ thuật công nghệ, kiến trúc an toàn thông tin; cập nhật các nội dung về cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin. Chỉ rõ các đối tượng cần triển khai để cập nhật; cập nhật danh sách các nhiệm vụ xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; nêu rõ tên các loại cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin cần xây dựng cụ thể.

Chi tiết tại Quyết định số 672/QĐ-UBND.

Duy Tùng