Hưng Yên nhân rộng các mô hình, dự án, đề tài khuyến nông

Đăng ngày 29 - 07 - 2022
Lượt xem:
100%

Với mục tiêu góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho nông hộ, đồng thời là điểm trình diễn khoa học, kỹ thuật để nông dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 7 dự án, đề án, mô hình khuyến nông trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Hiện nay, Trung tâm tích cực phối hợp với các địa phương, đơn vị chuyên môn thực hiện và hỗ trợ nông dân tham gia các mô hình, dự án, đề án để bảo đảm tiến độ, hiệu quả theo kế hoạch.  

Mô hình khuyến nông thủy sản với mục tiêu phấn đấu năng suất đạt trên 10,5 tấn/ha/năm
 

Đồng chí Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện 7 dự án, mô hình khuyến nông gồm: Dự án xây dựng và phát triển mô hình thâm canh cam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cam Hưng Yên; Đề án “Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025”; mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ là chính trong ao, mô hình nuôi ghép cá chép là chính trong ao, mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ, mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm, mô hình chăn nuôi dê thương phẩm.

Mô hình thâm canh cam theo tiêu chuẩn VietGAP được Trung tâm triển khai thực hiện từ năm 2020 với quy mô 30ha (lặp lại trong 3 năm) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả cho người sản xuất, góp phần phát triển bền vững vùng trồng cam của tỉnh. Mô hình được triển khai thực hiện tại phường Lam Sơn (thành phố Hưng Yên), xã Đồng Thanh (Kim Động), xã Tam Đa (Phù Cừ), mỗi điểm thực hiện 10ha, với sự tham gia của 103 hộ dân. Năm 2020, năng suất cam thực hiện trong mô hình đạt trên 25 tấn/ha; sản phẩm đồng đều, vỏ quả đẹp, doanh thu đạt trên 500 triệu đồng/ha. Năm 2021, mô hình đạt năng suất bình quân 25,1 tấn/ha, doanh thu đạt  502 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 19,2% so với mô hình đối chứng. Từ những kết quả đạt được, để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình, năm 2022, Trung tâm triển khai xây dựng mô hình thâm canh cam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cam Hưng Yên với quy mô 30ha tại các huyện Kim Động, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên, thu hút 103 hộ dân tham gia; năng suất phấn đấu đạt trên 25 tấn/ha, doanh thu đạt trên 500 triệu đồng/ha. Để nông dân tham gia mô hình thâm canh cam đạt hiệu quả, ngày 22.6, Trung tâm đã triển khai hỗ trợ phân bón, thuốc phòng, trừ sâu bệnh cho toàn bộ mô hình với số lượng hơn 58,5 tấn, gồm gần 2,3 tấn đạm Phú Mỹ, 9 tấn lân Lâm Thao, hơn 2,2 tấn kali Phú Mỹ, 45 tấn phân Quế Lâm 05 và 858 gói thuốc trừ bệnh nhãn nhiệu Jzomil 720WP.

Để từng bước giúp nông dân tiếp cận và áp dụng khoa học, kỹ thuật trong nuôi thả thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường, năm 2022, Trung tâm xây dựng mô hình: “Nuôi ghép cá chép là chính trong ao” với diện tích 3ha tại các xã Hưng Long (thị xã Mỹ Hào), Việt Hưng, Hoàn Long (Yên Mỹ), Tân Tiến (Văn Giang), Quang Hưng (Phù Cừ), Hạ Lễ (Ân Thi), mục tiêu của mô hình phấn đấu năng suất đạt trên 10,5 tấn/ha/năm. Để mô hình đạt hiệu quả, từ tháng 4.2022 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 3 lớp tập huấn, cấp phát cá giống, thức ăn, men vi sinh, chế phẩm sinh học... cho các hộ tham gia mô hình. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ tham gia mô hình chăm sóc, theo dõi sinh trưởng của cá. Hiện nay, cá sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống đạt 92%.

Với mục tiêu để các mô hình, dự án khuyến nông đạt hiệu quả, được nhân rộng, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức 50 lớp tập huấn về chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo trạm khuyến nông các địa phương tăng cường hướng dẫn hộ dân chăm sóc, nuôi dư¬ỡng, quản lý tốt đàn vật nuôi, cây trồng. Cử cán bộ kỹ thuật tăng cường công tác theo dõi tình hình thực tế chăn nuôi, thuỷ sản ở địa ph¬ương, tiếp tục hướng dẫn các hộ nông dân chuẩn bị cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật trước khi tái đàn vật nuôi; thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phát hiện và hướng dẫn phòng, trừ sâu, bệnh hại kịp thời; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình và  tổ chức các hội nghị tham quan nhằm đánh giá kết quả đạt được, nâng cao khả năng nhân rộng của các mô hình, dự án khuyến nông.

Tin liên quan

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Văn Lâm: Chú trọng phát triển làng nghề(14/03/2024 7:44 SA)

Khoái Châu: Nhộn nhịp mùa xuất bán cây giống(14/03/2024 7:43 SA)

Triển khai thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, sử...(11/03/2024 6:28 SA)

Tin mới nhất

Công bố quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ(27/03/2024 6:25 SA)

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(19/03/2024 7:50 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề tại Sở Giáo dục và Đào tạo(15/03/2024 6:43 SA)

°
30 người đang online