Diện mạo mới nông nghiệp, nông thôn

Đăng ngày 30 - 12 - 2020
Lượt xem:
100%

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhiệm kỳ 2015 – 2020 là chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết lãnh đạo, trong đó có Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 27.6.2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết số 06-NQ/TU). Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc, góp phần quan trọng tạo diện mạo mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Mô hình trồng bưởi ở huyện Khoái Châu

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2020 tăng 1,14 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng bình quân 2,68%/năm. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Năm 2020 đạt: Lương thực 15,5% - rau quả, cây công nghiệp 26,5% - chăn nuôi, thủy sản 58%. 

Trong lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu mùa vụ và cây trồng chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Đưa nhanh giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, từng bước chuyển dịch chú trọng chất lượng, góp phần tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi 9,7 nghìn ha đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi thả thủy sản mang lại giá trị cao hơn nhiều lần so với trước khi chuyển đổi; hàng trăm mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị tại các địa phương trong tỉnh; xây dựng được gần 1,9 nghìn ha sản xuất theo quy trình VietGAP đối với rau màu, cây ăn quả; công nhận hơn 50 sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); xây dựng trên 80 mô hình chuỗi sản phẩm rau, quả, thịt, cá an toàn... Diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 70% tổng diện tích gieo cấy cho chất lượng gạo thơm ngon, giá bán cao, được thị trường ưa chuộng. Cây ăn quả phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, nhiều sản phẩm cây ăn quả được ưa chuộng, tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản của tỉnh. Với sự hỗ trợ của tỉnh và địa phương, nông dân tích cực, chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, hình thành và phát triển nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như trồng dưa vàng, dưa lưới, hoa, rau màu trong nhà màng, nhà lưới; sử dụng công nghệ nano với cây ăn quả để hạn chế sự gây hại của côn trùng... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2020, giá trị thu được bình quân trên 1ha canh tác đạt 210 triệu đồng, tăng 60 triệu đồng/ha so với năm 2015. Nhiều mô hình trồng trọt cho giá trị, hiệu quả kinh tế cao, trong đó giá trị thu trên 1ha canh tác hoa – cây cảnh 800 triệu – 1 tỷ đồng, cá biệt có mô hình thu 1,5 – 3 tỷ đồng/ha/năm, cây ăn quả thu 250 - 700 triệu đồng/ha/năm, dược liệu 300 - 400 triệu/ha/năm... 

Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 4 vùng Gahp với một nghìn thành viên và xây dựng được 50,45ha Vietgahp cho chăn nuôi. Ước năm 2020, sản lượng đàn lợn đạt trên 88,8 nghìn tấn, trâu bò gần 4,3 nghìn tấn, tăng 42,4%, tỷ lệ đàn lợn nạc đạt 100%, tăng 20%... Thủy sản phát triển ổn định, sản lượng đạt trên 46 nghìn tấn/năm, tăng 34,5% so với năm 2015.

Các ngành nghề truyền thống và dịch vụ ở nông thôn phát triển khá; kinh tế hợp tác phát triển, đa dạng về hình thức và quy mô; toàn tỉnh có 320 hợp tác xã nông nghiệp, 476 tổ hợp tác, 710 mô hình kinh tế trang trại đang hoạt động. Thu hút trên 200 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn đăng ký gần 15 nghìn tỷ đồng, góp phần phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm mới ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho nông dân.

Thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2020, đạt kết quả nổi bật, vượt kế hoạch đề ra. Đến năm 2019, toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2020, có 10/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và hàng chục xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nhiều khu dân cư đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều khởi sắc, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống được khơi dậy và phát huy. Nông dân ngày càng khá giả, nông thôn yên bình...

Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh những năm qua đã mang lại lợi ích thiết thực, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Tin liên quan

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Văn Lâm: Chú trọng phát triển làng nghề(14/03/2024 7:44 SA)

Khoái Châu: Nhộn nhịp mùa xuất bán cây giống(14/03/2024 7:43 SA)

Triển khai thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, sử...(11/03/2024 6:28 SA)

Tin mới nhất

Công bố quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ(27/03/2024 6:25 SA)

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(19/03/2024 7:50 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề tại Sở Giáo dục và Đào tạo(15/03/2024 6:43 SA)

°
188 người đang online