Một số chính sách của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi

Trong thời gian qua tỉnh đã, đang thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi.

1. Chương trình “nạc hóa” đàn lợn

Lợn đực giống Landrace
Thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô trang trại với các khoản hỗ trợ sau:

  • Hỗ trợ tiền mua con giống: 300.000đ/1 lợn nái ngoại
  • Cho vay không lãi suất 500.000đ/1 lợn nái ngoại (thời gian 1 năm), 300.000đ/1 lợn thịt hướng nạc (thời gian 6 tháng).
  • Hỗ trợ toàn bộ kinh phí tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, …và dịch tả lợn.

2. Chương trình “sind hóa” đàn bò

Bò cái giống lai Sind
Các khoản hỗ trợ gồm:

  • Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm: 7.000.000đ/1 bò đực sind, 2.000.000đ/1 bò cái lai sind
  • Hỗ trợ sản xuất bê lai sind: 30.000đ/1 bê lai sind
  • Hỗ trợ kinh phí tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng.

3. Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa

  • Hỗ trợ tiền mua con giống: 3.000.000đ/con (với bò lai Hà Ấn) và 3.500.000đ/con (với bò ngoại thuần chủng).
  • Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm: tối đa 10.000.000đ/con
  • Hỗ trợ kinh phí thụ tinh nhân tạo và kinh phí tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng.

Bò sữa Holstein Friesian (cái)
Ngoài ra tỉnh đã thực hiện: chủ trương hỗ trợ bù giá đàn giống gốc nhằm phát triển đàn giống gốc gia súc, gia cầm có chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Tiêm phòng miễn phí một số loại Vaccin cho đàn gia súc nhằm ngăn chặn một số loại dịch bệnh.

4. Tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi của tỉnh

Hệ thống chăn nuôi-thú y được tổ chức thống nhất từ tỉnh đến cơ sở: ở tỉnh có phòng Chăn nuôi-Thủy sản và Chi cục Thú y; ở huyện có phòng Nông nghiệp và trạm Thú y; ở cơ sở có Ban chăn nuôi-thú y xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua đã thực hiện khá tốt công tác quản lý nhà nước về giống, thức ăn chăn nuôi, công tác tiêm phòng, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

5. Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi trên địa bàn thuộc tỉnh quản lý

Hiện nay Hưng Yên có:

  • 01 cơ sở giống lợn ngoại cấp ông, bà - quy mô 420 nái  với chuồng trại trang thiết bị khá tiên tiến và đồng bộ, chất lượng đàn nái sinh sản tốt, 100% đạt từ cấp I trở lên. Hàng năm sản xuất được từ 1.800-2.000 con hậu bị có chất lượng cao.
  • 01 cơ sở Truyền tinh nhân tạo lợn: quy mô 50 con lợn đực: Landratce, Yorkshice, Durốc do tập đoàn CP Thái Lan tài trợ, chất lượng đàn lợn tốt: 100% đạt cấp I trở lên. Hệ thống chuồng trại và các trang thiết bị hiện đại, hàng năm có thể sản xuất được 120.000-150.000 liều tinh lợn ngoại chất lượng cao phục vụ công tác cải tạo chất lượng đàn lợn theo hướng nạc hóa trong tỉnh và một số tỉnh bạn.
  • 01 Nhà máy thực phẩm đông lạnh công suất 1.500 tấn/năm, chuyên giết mổ và chế biến sản phẩm từ thịt lợn với hệ thống trang thiết bị – công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản. Các sản phẩm của nhà máy: thịt lợn sữa, thịt mảnh, thịt block, đạt huy chương vàng trong các cuộc hội trợ, triển lãm toàn quốc.

6. Một số kiến nghị, đề xuất

  • Tăng cường nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành chăn nuôi-thú y.
  • Tiếp tục triển khai các chương trình chăn nuôi: Chương trình “nạc hóa” đàn lợn gắn với phát triển chăn nuôi trang trại-xuất khẩu, chương trình “sind hóa” đàn bò gắn với đề án phát triển chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi bò siêu thịt. Triển khai đề án xây dựng vùng an toàn dịch.
  • Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chăn nuôi-thú y từ tỉnh đến cơ sở, nhất là cơ sở xã, phường, thị trấn có chế độ chính sách cụ thể với cán bộ chăn nuôi thú y cơ sở.

Với Trung ương:

  • Hỗ trợ tỉnh trong việc quản lý các nguồn tinh bò sữa, bò thịt, có kế hoạch tổ chức đánh giá các dòng tinh phục vụ phát triển chăn nuôi.
  • Tiếp tục xây dựng các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam trong quản lý sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Phân cấp quản lý cho các địa phương về thức ăn chăn nuôi nhằm thống nhất đầu mối quản lý.



Tin liên quan

Đánh giá của bạn về chất lượng của dịch vụ công trực tuyến






Gửi đánh giá Xem kết quả
272 người đang online