Hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

Ngày 02/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2018/NĐ-CP quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Đối tượng được hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi gồm: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hằng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối. Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm.

Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo. Việc xác định hộ nghèo được căn cứ vào hộ chuẩn nghèo ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng như: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân nông dân bao gồm: Những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương; những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú; những hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương; con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.

Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh (hoặc các công ty nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc giao khoán đất của hợp tác xã và nông trường quốc doanh (hoặc các công ty nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ.

Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Nông trường viên bao gồm: Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho nông trường quốc doanh; hộ gia đình có người đang làm việc cho nông trường quốc doanh hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cư trú trên địa bàn.Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.

Mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa tại khu vực miền núi cao nhất là 1,811 triệu đồng/ha/vụ; đồng bằng sông Hồng cao nhất là 1,646 triệu đồng/ha/vụ; Trung du Bắc Bộ và Bắc khu IV cao nhất là 1,433 triệu đồng/ha/vụ; khu vực Nam khu IV và Duyên hải miền Trung cao nhất là 1,409 triệu đồng/ha/vụ; khu vực Tây Nguyên cao nhất là 1,629 triệu đồng/ha/vụ; Đông Nam Bộ cao nhất là 1,329 triệu đồng/ha/vụ; đồng bằng sông Cửu Long cao nhất trên 1 triệu đồng/ha/vụ.

Mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa tại khu vực miền núi cao nhất là 1,8 triệu đồng/ha/vụ; tại đồng bằng sông Hồng cao nhất là 1,6 triệu đồng/ha/vụ; tại Trung du Bắc Bộ và Bắc khu IV cao nhất là 1,4 triệu đồng/ha/vụ; tại khu vực Nam khu IV và Duyên hải miền Trung cao nhất là 1,4 triệu đồng/ha/vụ; khu vực Tây Nguyên cao nhất là 1,6 triệu đồng/ha/vụ; tại Đông Nam Bộ cao nhất là 1,3 triệu đồng/ha/vụ; tại đồng bằng sông Cửu Long cao nhất trên 01 triệu đồng/ha/vụ. Mức hỗ trợ đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ Đông được tính bằng 40% mức hỗ trợ đối với đất trồng lúa. Mức hỗ trợ áp dụng đối với sản xuất muối được tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.

Các mức hỗ trợ trên là mức tối đa dựa trên giá tối đa, áp dụng đối với từng biện pháp tưới tiêu, từng vùng và được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi. Mức hỗ trợ thực tế phải căn cứ vào tỷ lệ được hỗ trợ và mức giá cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đối với tổ chức khai thác công trình thủy lợi Trung ương và UBND cấp tỉnh quyết định đối với tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương tại thời điểm hỗ trợ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành. Thời hạn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018.

Hungyen.gov.vn