Sở Giao thông - Vận tải Chi tiết câu hỏi
THÔNG TIN Ý KIẾN
Họ và tên:
BÙI ĐỨC CHÂU
Tiêu Đề:
văn bản thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật được thực hiện như thế nào? và quy trình thỏa thuận phương án đấu nối giao thông mới nhất hiện nay?
Địa chỉ:
Đội 6, Thôn Đông Chiểu , Xã Liên Phương , Tp Hưng Yên
Nội dung:
KÍnh gửi Sở giao thông - vận tải tp hưng yên Hiện tại tôi có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất bao bì,mọi thủ tục tôi đã hoàn thành rồi, và tôi chỉ còn phần việc đấu nối giao thông điện, đường, ống dẫn nước thải, và phần đánh giá về tác động môi trường? nhưng tôi chưa biết quy trình xinh đấu nối giao thông như thế nào? Anh/Chị xem giúp tôi các khúc mắc trên và một số câu hỏi bên dưới nữa Cho tôi hỏi: Về quy trình thỏa thuận phương án đấu nối giao thông sẽ được tiến hành như thế nào? cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy trình này? Quy trình thỏa thuận phương án đấu nối giao thông mới nhất hiện nay gồm các bước như thế nào? Quy trình trong file đính kèm của tôi có đúng không? nếu không đúng Anh/Chị cho tôi xin quy trình mới nhe. Xin chân thành cảm ơn!
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Đơn vị xử lý:
Sở Giao thông - Vận tải
Lĩnh vực hỏi đáp:
Thủ tục hành chính
Nội dung trả lời:

I. Thủ tục xin đấu nối vào đường tỉnh (được quy định tại Điều 10, điều 11, điều 12, điều 13, điều 14 Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên)

 

1. Bước 1: Chấp thuận thiết kế đấu nối vào đường tỉnh (Quy định tại điều 13)

 

 

 

2. Bước 2: Cấp phép thi công đấu nối (Quy định tại điều 14)

 

 

 

 

II. Thủ tục xin đấu nối tạm vào Quốc lộ (được quy định tại điều 20, 21,22,23,24,25, 26, 27,28 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015)

1. Bước 1: xin chủ trương được đấu nối với quốc lộ:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đấu nối tạm thời gửi về Sở Giao thông vận tải 01 bộ hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị chấp thuận đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm;

- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);

- Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.

b) Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị thỏa thuận điểm đấu nối tạm thời đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam kèm theo hồ sơ quy định tại điểm a khoản này.

d) Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đấu nối tạm thời trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không chấp thuận đấu nối tạm thời Tổng cục ĐBVN sẽ trả lời bằng văn bản.

2. Bước 2: chấp thuận thiết kế đấu nối với quốc lộ:

Sau khi được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận, chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối, căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (theo phân cấp với QL39 là Tổng cục Đường bộ Việt Nam) để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào quốc lộ.

 Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT;

- Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (bản sao có chứng thực); hoặc văn bản chấp thuận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho phép đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đối với các trường hợp quốc lộ chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ được phê duyệt (bản sao chụp);

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản sao có chúng thực) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao nếu quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận đơn lẻ của Bộ Giao thông vận tải chưa xác định rõ chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;

- Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).

Tổng cục ĐBVN xem xét, chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không chấp thuận Tổng cục ĐBVN sẽ trả lời bằng văn bản.

3. Bước 3: cấp phép thi công nút giao đấu nối với quốc lộ:

Sau khi có văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao phải thực hiện các thủ tục dưới đây để đảm bảo công trình nút giao được phê duyệt thiết kế và triển khai thi công:

- Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao, biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông theo ý kiến thỏa thuận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

- Thẩm định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế công trình theo quy định;

- Phê duyệt dự án, công trình nút giao theo quy định hiện hành.

Hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Giao thông vận tải Hưng Yên đề nghị cấp phép thi công công trình.

 Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT;

- Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao chụp có xác nhận của Chủ đầu tư);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

- Số lượng bộ hồ sơ: 03 bộ.

Sở GTVT Hưng Yên (đối với QL.39); Cục Quản lý đường bộ I (đối với QL.5, 38,38B) xem xét, cấp phép thi công công trình trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không cấp phép Sở GTVT, Cục Quản lý đường bộ I sẽ trả lời bằng văn bản.