WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021

Đăng ngày 07 - 01 - 2021
Lượt xem:
100%

Ngày 5/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, sau khi suy giảm 4,3% trong năm 2020.

 WB dự báo kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%. (Ảnh: WB)

Báo cáo Triển vọng Tăng trưởng của WB cho biết, đại dịch COVID-19 đã gây ra “tổn thất nặng nề về tính mạng con người, đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói, và có thể làm đình trệ hoạt động kinh tế, gây ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong khoảng thời gian dài”.

Theo WB, các ưu tiên chính sách trước mắt nên tập trung vào việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh và đảm bảo việc triển khai vaccine một cách rộng rãi và nhanh chóng.

WB cũng cho hay: “để hỗ trợ sự phục hồi nền kinh tế, các nhà chức trách cũng cần tạo điều kiện cho một chu kỳ tái đầu tư để tăng trưởng bền vững, ít phụ thuộc vào nợ chính phủ”.

Báo cáo cho biết “để khắc phục các tác động bởi đại dịch và ngăn chặn làn sóng đầu tư ngược, cần phải có một cú hích nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng tính linh hoạt của thị trường lao động và sản phẩm, đẩy mạnh tính minh bạch và sự quản lý từ chính phủ”.

Năm 2021, WB dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ tăng khoảng 3,5% sau khi được cho là suy giảm 3,6% trong năm 2020. Khu vực Eurozone được dự báo tăng trưởng 3,6% sau khi giảm 7,4% trong năm 2020.

Trong khi đó, Nhật Bản được dự báo tăng trưởng 2,5% trong năm 2021 sau khi giảm 5,3% trong năm 2020. Báo cáo của WB cũng ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi, bao gồm Trung Quốc sẽ tăng 5% trong năm 2021, sau khi suy giảm 2,6% vào năm ngoái. Riêng Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng 7,9% trong năm 2021 sau khi tăng trưởng của nước này là 2% năm 2020.

Ngoài ra, theo báo cáo của WB, đại dịch COVID-19 sẽ khiến nguy cơ gia tăng nợ công tại các nước đang phát triển trở nên trầm trọng hơn và sẽ cần sự nỗ lực toàn cầu để tránh một cuộc khủng hoảng mới.

Giám đốc bộ phận Triển vọng Phát triển của WB Ayhan Kose nêu rõ: “Đại dịch đang làm trầm trọng hơn nguy cơ nợ công tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển; triển vọng tăng trưởng yếu ớt sẽ có thể làm gia tăng gánh nặng nợ công và làm xói mòn khả năng trả nợ của các nước đi vay”.

Để bảo vệ các nước dễ bị tổn thương nhất  trước các tác động của đại dịch COVID-19, WB đã triển khai 160 tỷ USD hỗ trợ tài chính trong vòng 15 tháng cho hơn 100 quốc gia để hỗ trợ người nghèo cũng như các doanh nghiệp và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế./.

Tin liên quan

Ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga(20/03/2024 6:38 SA)

Khẳng định tầm quan trọng của hòa bình(06/03/2024 7:31 SA)

Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn dự luật ngân sách tạm thời để tránh đóng cửa chính phủ(04/03/2024 7:28 SA)

Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người(29/02/2024 7:30 SA)

Hội đồng Bảo an LHQ không thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza(22/02/2024 6:51 SA)

Tin mới nhất

Ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga(20/03/2024 6:38 SA)

Khẳng định tầm quan trọng của hòa bình(06/03/2024 7:31 SA)

Thủ tướng dự lễ đón các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia(06/03/2024 7:30 SA)

Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn dự luật ngân sách tạm thời để tránh đóng cửa chính phủ(04/03/2024 7:28 SA)

Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người(29/02/2024 7:30 SA)

°
103 người đang online