Nghị định hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đăng ngày 12 - 01 - 2021
Lượt xem:
100%

Ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Theo đó, Nghị định 154/2020/NĐ-CP bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo VBQPPL phải trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL.

Về các trường hợp Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và Quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là VBQPPL, ngoài các trường hợp đã được quy định trước đó thì Nghị định 154/2020/NĐ-CP cũng bổ sung trường hợp Nghị quyết của Hội đồng nhân dân không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau: Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác; Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác; Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân; Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định; Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương; Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương; Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch.

Về đánh giá tác động của chính sách, Nghị định 154/2020/NĐ-CP nêu rõ, tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.

Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghị định 154/2020/NĐ-CP cũng quy định: Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách phải đánh giá tác động của chính sách mới. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đề xuất chính sách mới, cơ quan đề xuất có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động đối với chính sách mới đó.

Đối với văn bản do Chính phủ trình, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về nội dung chính sách mới (nếu có); đối với văn bản không do Chính phủ trình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thẩm tra để kịp thời báo cáo Chính phủ về nội dung chính sách mới (nếu có).

Khi soạn thảo thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách (nếu có).

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được xây dựng theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này và được đưa vào hồ sơ dự án, dự thảo văn bản.

Chữ viết hoa trong văn bản được sử dụng đúng quy tắc chính tả tiếng Việt và theo hướng dẫn tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này. Cụ thể, Phụ lục VI yêu cầu một số quy tắc sau:

- Chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau dấu chấm câu (.), sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (:”…”), trong ngoặc kép; khi xuống dòng hoặc bắt đầu đoạn phải viết hoa;

- Chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của khoản, điểm phải được viết hoa;

- Các chữ cái đầu của các âm tiết thuộc danh từ riêng là tên người, tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử phải được viết hoa;

 - Tên cơ quan tổ chức Việt Nam được viết hoa tên chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan tổ chức (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị…)...

Nghị định này có hiệu lực từ 01/01/2021.

Tin liên quan

Công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao(27/03/2024 9:30 SA)

Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh Hưng Yên năm 2024(26/03/2024 9:09 SA)

Công điện về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024(25/03/2024 9:32 SA)

Công văn về việc triển khai một số nội dung nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt(25/03/2024 9:25 SA)

Kế hoạch xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục...(25/03/2024 9:15 SA)

Tin mới nhất

Công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao(27/03/2024 9:30 SA)

Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh Hưng Yên năm 2024(26/03/2024 9:09 SA)

Công điện về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024(25/03/2024 9:32 SA)

Công văn về việc triển khai một số nội dung nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt(25/03/2024 9:25 SA)

Kế hoạch xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục...(25/03/2024 9:15 SA)

°
122 người đang online