Chú trọng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Đăng ngày 25 - 03 - 2020
Lượt xem:
100%

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, hiện nay là thời điểm khó khăn chung đối với hoạt động sản xuất. Việc phát triển ổn định chăn nuôi trong điều kiện hiện nay không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cung ứng thực phẩm, đồng thời còn bảo đảm sinh kế cho nông dân.

Chăn nuôi bò thịt nhốt chuồng tại xã Tân Hưng (thành phố Hưng Yên)
Chăn nuôi bò thịt nhốt chuồng tại xã Tân Hưng (thành phố Hưng Yên)

Theo tổng hợp của Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Theo báo cáo nhanh của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tổng đàn lợn tính đến thời điểm hiện tại khoảng 385.000 con, trong đó lợn nái khoảng 40.700 con, lợn thịt 344.000 con; đàn gia cầm trên 8 triệu con, đàn trâu, bò trên 35.000 con. Giá thịt lợn hơi dao động ở mức trên 80 nghìn đồng/kg, giá thịt gà từ 100 -110 nghìn đồng/kg, giá thịt bò 75-80 nghìn đồng/kg.

Sản xuất được duy trì ổn định ở các trang trại, hộ chăn nuôi áp dụng quy trình an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt. Ông Lê Văn Sơn, hộ chăn nuôi tại thị trấn Ân Thi (huyện Ân Thi) cho biết: "Gia đình tôi vừa chăn nuôi lợn thịt, vừa chăn nuôi gà thịt, tôi coi trọng nhất là khâu vệ sinh chuồng trại và phòng dịch. Áp dụng quy trình VietGahp mặc dù ban đầu chi phí sẽ tăng, lại mất công, mất nhiều thời gian hơn nhưng về lâu dài là biện pháp tối ưu để giảm nguy cơ dịch bệnh, chăn nuôi bền vững". Nhờ nhận thức đúng, thực hành hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn nên nhiều năm nay gia đình ông Sơn không phát sinh dịch bệnh trên vật nuôi. Ông vừa xuất bán hơn 100 con gà Đông Tảo lai và đàn lợn thịt 30 con với chất lượng tốt, giá tốt. Mặc dù chỉ chăn nuôi quy mô gia trại song chuồng trại của gia đình ông tách biệt với môi trường sinh sống, ông lại chủ động được con giống, khép kín các khâu sản xuất nên sản xuất an toàn, vệ sinh, bền vững hơn.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi với quy mô đàn khá lớn. Nổi bật như trang trại Hưng Việt tại xã Thuần Hưng (Khoái Châu) thuộc Tập đoàn Mavin hiện chăn nuôi 1,5 nghìn con lợn giống sinh sản, mỗi năm xuất bán ra thị trường khoảng 10 nghìn con lợn giống. Đây là nguồn cung ứng thực phẩm lớn, đồng thời là nguồn cung ứng con giống chất lượng phục vụ sản xuất. Các trang trại này vẫn đang duy trì sản xuất hiệu quả, an toàn, không xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, tổng đàn vật nuôi bố mẹ được chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thường xuyên chiếm 10 - 15% tổng đàn. Đây là lợi thế lớn để nông dân chủ động sản xuất, sẵn sàng tăng đàn, tái đàn khi có điều kiện, có nhu cầu.
Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong thời gian này, với chăn nuôi lợn cần tiếp tục các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời bộ phối hợp chặt chẽ với các bộ: Công thương, Tài chính kiểm soát giá thành và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn; kiểm soát chặt, hạn chế tối đa việc đầu cơ tăng giá lợn thịt, lợn giống hiện nay trên thị trường. Đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn trong nước. Hướng dẫn doanh nghiệp và người dân các điều kiện để tái đàn lợn, khả năng kiểm soát dịch bệnh, thị trường, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ sản xuất con giống và tín dụng để người chăn nuôi vay vốn đầu tư khôi phục chăn nuôi lợn. Chăn nuôi gia cầm chỉ đạo điều chỉnh giảm mức tăng trưởng về đầu con và sản lượng gia cầm, tránh dư thừa gây thiệt hại cho người chăn nuôi; kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, tụ huyết trùng. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ: Chỉ đạo các địa phương, người chăn nuôi khuyến khích mở rộng quy mô đàn gia súc ăn cỏ theo cả hướng thịt và sữa. Đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng con giống, sản phẩm giống trong sản xuất, khuyến khích giải pháp cải tạo nâng cao tầm vóc đàn gia súc ăn cỏ trong sản xuất.

Đối với tình hình thực tế chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng khuyến cáo người chăn nuôi cần tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đối với đàn gia súc, gia cầm giống tại các cơ sở, hộ chăn nuôi  phục vụ cho kế hoạch tái tạo đàn năm 2020. Khuyến khích tái đàn, tăng đàn tại các trang trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, với nguồn con giống tại chỗ. Những tháng đầu năm, phòng chuyên môn của tỉnh phối hợp với các địa phương triển khai công tác giám định, bình tuyển, đánh giá chất lượng đàn gia súc, gia cầm giống trên địa bàn tỉnh, phục vụ phát triển chăn nuôi bền vững.

Tin liên quan

Bảo đảm cấp nước sinh hoạt ổn định mùa nắng nóng(15/04/2024 8:12 SA)

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới(12/04/2024 8:14 SA)

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Văn Lâm: Chú trọng phát triển làng nghề(14/03/2024 7:44 SA)

Tin mới nhất

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Văn Lâm lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2024 - 2029(17/04/2024 7:40 SA)

Bảo đảm cấp nước sinh hoạt ổn định mùa nắng nóng(15/04/2024 8:12 SA)

Triển khai nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024(12/04/2024 2:09 CH)

Xã Liên Nghĩa đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu(12/04/2024 8:16 SA)

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới(12/04/2024 8:14 SA)

°
100 người đang online