Phòng, trừ sinh vật hại rau màu, cây có múi

Đăng ngày 06 - 11 - 2020
Lượt xem:
100%

* Đến ngày 4.11, nông dân trong tỉnh đã gieo trồng được 6.456ha rau màu vụ đông, thu hoạch rau màu vụ hè - thu được 4.685 ha. Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời tiết những ngày qua cơ bản thuận lợi cho cây trồng vụ đông sinh trưởng, phát triển nhưng đã xuất hiện sâu bệnh gây hại cục bộ ở một số ruộng. Dự báo trong thời gian tới, bệnh thán thư, sương mai, phấn trắng tiếp tục gây hại gia tăng; bệnh héo xanh, lở cổ rễ tiếp tục gây hại cục bộ ở một số ruộng trũng; bọ trĩ, rệp muội, ruồi vàng gây hại nhẹ, rải rác trên cây bí, dưa chuột. Sâu xanh tiếp tục xuất hiện và gây hại trên rau họ thập tự. Sâu keo mùa thu tiếp tục có sự gối lứa liên tục và gây hại gia tăng với cây ngô đến khi trổ cờ phun râu. Đối với cây rau màu khác, bệnh lở cổ rễ tiếp tục xuất hiện và gây hại giai đoạn mới trồng đến khi phát triển sinh khối, chủ yếu ở những ruộng thoát nước kém. Do đó, nông dân cần thường xuyên thăm đồng, nắm chắc thông tin về diễn biến sâu bệnh để phòng, trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật. 

* Theo kết quả kiểm tra, đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay trên cây có múi, bệnh khô đầu cuống quả tiếp tục xuất hiện, gây hại làm rụng quả (ngoài các tác nhân như cung cấp nước không hợp lý, ruồi vàng, bệnh vàng lá gân xanh gây hại). Bệnh vàng lá - thối rễ tiếp tục phát sinh và gây hại ở những vườn ít chăm sóc, ít sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học. Ruồi đục quả gây hại trên bưởi, cam Vinh, quýt đường canh khi bước vào giai đoạn quả chín. Dự kiến trong thời gian tới, những đối tượng trên vẫn phát sinh, gây hại gia tăng nếu không được phòng, trừ kịp thời. Các địa phương cần chủ động phòng, chống hiện tượng rụng quả trên cây có múi. Trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố tăng cường điều tra, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh chính; hướng dẫn nông dân phòng, trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng”, đặc biệt lưu ý bệnh khô đầu cuống quả, bệnh vàng lá thối rễ. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu gom những quả bị rụng, bộ phận cây mang tàn dư sâu, bệnh để tiêu hủy nhằm giảm nguồn sâu, bệnh phát tán, lây lan trên đồng ruộng. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các loại cây trồng, chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết; tuân thủ thời gian cách ly sau phun thuốc để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tin liên quan

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Văn Lâm: Chú trọng phát triển làng nghề(14/03/2024 7:44 SA)

Khoái Châu: Nhộn nhịp mùa xuất bán cây giống(14/03/2024 7:43 SA)

Triển khai thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, sử...(11/03/2024 6:28 SA)

Tin mới nhất

Công bố quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ(27/03/2024 6:25 SA)

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(19/03/2024 7:50 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề tại Sở Giáo dục và Đào tạo(15/03/2024 6:43 SA)

°
10 người đang online