Hưng Yên: Phát triển mạng lưới giao thông

Đăng ngày 07 - 11 - 2019
Lượt xem:
100%

Thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phát triển khá toàn diện. Mạng lưới giao thông đã được quy hoạch, phân bố hợp lý tạo được sự kết nối, liên thông trong toàn hệ thống, giữa hệ thống đường bộ địa phương với đường bộ Trung ương.

Cải tạo nâng cấp quốc lộ 38B
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 38B

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh xác định xây dựng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược giai đoạn 2015 - 2020. Hệ thống đường tỉnh phấn đấu có trên 80% đường tỉnh đạt cấp quy hoạch. Xây dựng hoàn thành các tuyến đường quan trọng của tỉnh như đường trục kinh tế Bắc - Nam; đường liên tỉnh Hưng Yên - Hà Nội (ĐT.379); đường nối vành đai V thủ đô Hà Nội với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn tỉnh... Hệ thống đường huyện phấn đấu 100% các tuyến đường được cứng hóa có lớp mặt nhựa, bê tông xi măng (BTXM). Đường giao thông nông thôn có 100% đường xã được cứng hóa có lớp mặt nhựa, BTXM; 100% đường thôn, xóm, đường nội đồng được cứng hóa; trên 90% số xã đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới.

Với việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đến nay, đường giao thông trên địa bàn tỉnh đã hình thành mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, có sự kết nối với các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế của khu vực. Trên địa bàn tỉnh hiện có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 26,5 km và 4 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài hơn 103,7 km. QL.38 đang được nâng cấp, cải tạo với quy mô đường cấp III. Hệ thống đường tỉnh có 15 tuyến, tổng chiều dài 377,21km; trong đó 124,76km đạt cấp III, dưới cấp III là 252,45km. Toàn bộ các tuyến đường đều được thảm nhựa và bê tông nhựa đạt hơn 97%, cấp phối chiếm hơn 2,9%. Hệ thống đường huyện có 70 tuyến với tổng chiều dài hơn 433km; trong đó 37,9km đạt cấp III, cấp IV, dưới cấp V có hơn 395km; chất lượng mặt đường được thảm nhựa và bê tông xi măng đạt hơn 87,6%; cấp phối, gạch chiếm hơn 12,3%. Hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài hơn 5 nghìn km; trong đó đường xã, thôn, xóm có tỷ lệ mặt đường được trải BTXM và nhựa chiếm trên 85%...
 

Đầu năm nay, các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được hoàn thành đưa vào khai thác, tạo động lực cho các hoạt động giao thương trên địa bàn tỉnh và khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các dự án trên, từ đầu năm đến nay, Sở Giao thông Vận tải tích cực phối hợp với các ngành, địa phương đôn đốc nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, sớm đưa 9 công trình, dự án giao thông vào khai thác, sử dụng. Ngoài các dự án đang được hoàn thiện, đến cuối tháng 10 năm nay, một số dự án mang tính kết nối giữa các địa phương đang được tích cực thực hiện như: Dự án đầu tư xây dựng công trình đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với QL.38B và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa phận tỉnh Hưng Yên được xây dựng trên địa phận huyện Ân Thi đến nay đã phê duyệt chỉ định nhà thầu thực hiện gói thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công; ký hợp đồng tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công; nhà thầu đã khảo sát xong; đang lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Cùng với đó, dự án đã được phê duyệt đề cương cắm cọc giải phóng mặt bằng; thi công xong cọc giải phóng mặt bằng và đã bàn giao cho Ban quản lý dự án huyện Ân Thi. Ngoài ra, các dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.387 (Lương Tài - Bãi Sậy); dự án xây dựng đường trục kinh tế Bắc - Nam tỉnh Hưng Yên đoạn từ đường sắt (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm) đến cầu vượt QL5 đang được nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ triển khai các hạng mục.

Để bảo đảm chất lượng, tiến độ của các dự án, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung tối đa phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục công trình; thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật; có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động… Cùng với các dự án giao thông đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; các dự án đang được triển khai thi công sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ góp phần tạo đà thúc đẩy giao thương, giao thông thuận lợi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế.

Tin liên quan

Tiên Lữ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(28/03/2024 6:37 SA)

Công bố quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ(27/03/2024 6:25 SA)

Bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(19/03/2024 7:50 SA)

Kim Động: Phấn đấu 100% số cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn không có ma túy(15/03/2024 6:42 SA)

Giám sát kết quả triển khai thực hiện chương trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...(12/03/2024 12:47 CH)

Tin mới nhất

Tiên Lữ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(28/03/2024 6:37 SA)

Công bố quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ(27/03/2024 6:25 SA)

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(19/03/2024 7:50 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

°
155 người đang online