Hưng Yên xử lý đất dôi dư

Đăng ngày 29 - 11 - 2019
Lượt xem:
100%

Trên địa bàn tỉnh, việc tập trung xử lý đất dôi dư bắt đầu được thực hiện từ năm 2011 theo Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND (Quyết định 14) ngày 20.7.2011 của UBND tỉnh về một số trường hợp cụ thể về sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận (GCN), về diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Quyết định 14, các địa phương trong tỉnh trên cơ sở hồ sơ, tài liệu có sẵn, tiến hành rà soát, lập danh sách các trường hợp sử dụng đất dôi dư để tuyên truyền, vận động các hộ có đất dôi dư hoàn thiện thủ tục xử lý đất dôi dư. Đồng thời để tạo điều kiện cho các hộ gia đình và tạo động lực cho các địa phương tập trung xử lý đất dôi dư, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về giảm tiền sử dụng đất trong xử lý đất dôi dư, để lại toàn bộ tiền xử lý đất dôi dư cho các xã làm nguồn vốn xây dựng nông thôn mới...

Kiểm tra hồ sơ sử dụng đất tại xã Trung Hòa (Yên Mỹ)
Kiểm tra hồ sơ sử dụng đất tại xã Trung Hòa (Yên Mỹ)

Qua rà soát, tổng hợp của Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Mỹ Hào, toàn thị xã có khoảng 165 nghìn m2 đất dôi dư đủ điều kiện xử lý cấp GCN. Nhờ tập trung tuyên truyền, vận động, đến nay thị xã Mỹ Hào đã xử lý đất dôi dư được trên 650 trường hợp với tổng diện tích gần 100 nghìn m2

Đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Mỹ Hào cho biết: “Ngay khi có chủ trương của tỉnh cho phép xử lý đất dôi dư trong cấp GCN, thị xã đã chỉ đạo các phường, xã rà soát, kiểm tra, xác minh, lập danh sách các trường hợp sử dụng đất dôi dư, sau đó tiến hành phân loại hồ sơ sử dụng đất dôi dư. Đối với những trường hợp đủ điều kiện pháp lý để cấp GCN, cán bộ chuyên môn của thị xã và xã, phường tới từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ xử lý đất dôi dư. Đến nay, thị xã Mỹ Hào đã đạt được kết quả cao trong xử lý đất dôi dư với tỷ lệ đất dôi dư được xử lý cấp GCN đạt gần 50%. Từ xử lý đất dôi dư đã tạo nguồn lực để các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng”.
 
Tại  huyện Văn Giang, do giao dịch về đất đai khá sôi động nên nhu cầu được xử lý đất dôi dư trong cấp GCN của nhân dân cũng tương đối cao. Từ năm 2011, huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động những hộ có đất dôi dư đủ điều kiện cấp GCN hoàn thiện thủ tục để xử lý đất dôi dư trong cấp GCN. Đến nay, huyện Văn Giang đã xử lý đất dôi dư được gần 300 trường hợp với tổng diện tích khoảng 20 nghìn m2. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước gần 20 tỷ đồng. 

Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Minh Phượng (Tiên Lữ)
Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Minh Phượng (Tiên Lữ)

Ông Ngô Văn Thái ở thị trấn Văn Giang chia sẻ: “Gia đình tôi sử dụng trên 300m2 đất ổn định từ trước năm 2000. Vừa qua, sau khi đo đạc, gia đình tôi được thông báo là trong phần diện tích đất đang sử dụng có đất dôi dư với diện tích trên 50m2. Được tuyên truyền, hướng dẫn làm thủ tục xử lý đất dôi dư khi cấp GCN, gia đình tôi đã đồng thuận. Đến nay, gia đình tôi đã được cấp GCN cho toàn bộ thửa đất đang sử dụng gồm cả phần diện tích đất dôi dư. Từ nay, gia đình tôi đã yên tâm sử dụng đất và thực hiện các quyền của người sử dụng đất”.

Trong một thời gian dài trước đây, việc quản lý đất đai còn bất cập khiến tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất tự phát diễn ra tại nhiều nơi. Điều này không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên đất đai quý giá mà còn tăng nguy cơ dẫn đến những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Hàng chục nghìn hộ dân trong quá trình sử dụng đất đã lấn, chiếm, khai hoang diện tích đất liền kề để sử dụng nhưng không được các cấp, ngành chức năng xử lý và cập nhật, điều chỉnh kịp thời trong hồ sơ, tài liệu về quản lý đất đai. 

Đồng chí Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Theo quy định của pháp luật, Nhà nước cho phép xử lý thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN quyền sử dụng đất cho các diện tích đất dôi dư đủ điều kiện cấp phát sinh trước ngày 1.7.2004. Đất dôi dư chỉ được cấp GCN khi bảo đảm các điều kiện: Mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tại thời điểm xét cấp giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp, đất không vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Đất dôi dư nếu không thực hiện xử lý thì người dân vẫn sử dụng, trong khi đó Nhà nước không thu được tiền vào ngân sách và cũng không quản lý được phần diện tích đất đó dẫn đến nhiều nguy cơ trong quản lý, sử dụng đất như: Tranh chấp, khiếu kiện, sử dụng đất sai mục đích, hủy hoại đất… Qua hơn 8 năm thực hiện chủ trương xử lý đất dôi dư khi cấp GCN, toàn tỉnh đã có trên 3 nghìn trường hợp sử dụng đất dôi dư được xử lý khi cấp GCN với diện tích đất dôi dư đã xử lý thu tiền sử dụng đất đạt trên 50ha. Nhờ kinh phí từ xử lý đất dôi dư đã giúp nhiều địa phương có nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo diện mạo khang trang cho các vùng quê. Xử lý đất dôi dư đã góp phần tích cực để các xã trong tỉnh về đích trong xây dựng nông thôn mới”.

Tin liên quan

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Văn Lâm: Chú trọng phát triển làng nghề(14/03/2024 7:44 SA)

Khoái Châu: Nhộn nhịp mùa xuất bán cây giống(14/03/2024 7:43 SA)

Triển khai thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, sử...(11/03/2024 6:28 SA)

Tin mới nhất

Công bố quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ(27/03/2024 6:25 SA)

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(19/03/2024 7:50 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề tại Sở Giáo dục và Đào tạo(15/03/2024 6:43 SA)

°
57 người đang online