Ngành Công Thương Hưng Yên: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Đăng ngày 06 - 07 - 2018
Lượt xem:
100%

6 tháng đầu năm 2018, ngành Công Thương Hưng Yên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn...

 
Hạ tầng khu công nghiệp tại Hưng Yên được đầu tư bài bản

 

hỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,6%

Theo Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, 6 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao như: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 11,8%...

Đáng chú ý, DN trong ngành dệt may trên địa bàn tỉnh sản xuất và cung ứng ra thị trường trong nước và xuất khẩu trên 111,1 triệu sản phẩm các loại, tăng trên 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018, ngành dệt may tỉnh Hưng Yên phấn đấu sản xuất và tiêu thụ khoảng 220 triệu sản phẩm, tăng trưởng trên 11,6% so với năm 2017.

Đặc biệt, công tác cải cách hành chính thời gian qua đã được Sở đặc biệt chú trọng. Đến nay, bộ thủ tục hành chính của Sở Công Thương gồm 127 thủ tục, trong đó cấp tỉnh gồm 115 thủ tục, cấp huyện là 12 thủ tục, đều được đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở và được niêm yết đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, khai thác thông tin. Tính đến ngày 15/6, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 3.343 hồ sơ, trong đó, giải quyết trước và đúng hạn 3.333 hồ sơ, còn lại 10 hồ sơ đang trong thời hạn giải quyết, không có hồ sơ quá hạn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, mới đây, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 71/KH-UBND về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hưng Yên năm 2018. Theo đó, Hưng Yên phấn đấu tăng tổng điểm PCI lên 4,16 điểm so với năm 2017 (từ 59,09 điểm lên 63,25 điểm), cải thiện vị trí xếp hạng chỉ số PCI từ 8 đến 10 bậc so với năm 2017. Đối với 10 chỉ số thành phần phải được cải thiện vượt bậc về thứ hạng (tăng từ 10 đến 15 bậc); cải thiện mạnh mẽ hạn chế của các chỉ số giảm điểm.

UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố với mục tiêu nâng cao tiêu chí thành phần theo nhiệm vụ phân công; đẩy mạnh triển khai thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, phấn đấu từ tháng 6/2018 cấp đăng ký DN qua mạng đạt trên 40% số lượng hồ sơ… .

Liên quan đến lĩnh vực ngành Công Thương, ông Nguyễn Văn Thơ - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên - cho hay, Sở sẽ tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo của UBND tỉnh về cải thiện chỉ số PCI; rà soát quy trình làm việc, quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN; đồng thời, thường xuyên cập nhật quy định mới, công khai minh bạch quy trình, trách nhiệm của từng bộ phận thực hiện thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết thủ tục hành chính, góp phần cải thiện các chỉ số thành phần PCI; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN trên địa bàn.

Ngành Công Thương Hưng Yên sẽ chủ động trong công tác thông tin, dự báo thị trường tiêu thụ, hỗ trợ tối đa cho DN đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại…

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bảo đảm cấp nước sinh hoạt ổn định mùa nắng nóng(15/04/2024 8:12 SA)

Triển khai nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024(12/04/2024 2:09 CH)

Xã Liên Nghĩa đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu(12/04/2024 8:16 SA)

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới(12/04/2024 8:14 SA)

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025...(10/04/2024 8:11 SA)

°
89 người đang online