Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước ở Hưng Yên

Đăng ngày 31 - 10 - 2018
Lượt xem:
100%

Thời gian qua, bằng sự chủ động, nỗ lực của từng cơ quan, sở, ngành, địa phương, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính, thực thi công vụ trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông ở Việt Nam (chỉ số ICT index) và góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, tiết kiệm đáng kể chi phí cho xã hội.

 
Hoạt động của bộ phận một cửa được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính tại xã Ngô Quyền (Tiewen

Hoạt động của bộ phận một cửa được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính tại

xã Ngô Quyền (Tiên Lữ)

 
Mới đầu giờ chiều, ông Đặng Quang Sơn, ở xã Song Mai (Kim Động) đã được nhân viên bộ phận một cửa hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính. Cầm bộ hồ sơ bước ra sảnh UBND xã, ông vui vẻ cho biết: Tôi đến UBND xã làm thủ tục xin cấp lại chứng minh nhân dân và xác nhận hồ sơ cho con đi làm việc tại một doanh nghiệp. Thông tin về hồ sơ khai sinh được cán bộ chuyên môn tra cứu trên phần mềm, sau đó trình lãnh đạo UBND xã ký xác nhận và đề nghị cấp có thẩm quyền cấp lại. Toàn bộ quá trình làm thủ tục mất chưa đến nửa tiếng đồng hồ chờ đợi. Sau đó, tôi được nhân viên bộ phận một cửa hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền cấp huyện, tỉnh để giải quyết bước tiếp theo ngay trong ngày nên rất hài lòng về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và sự thay đổi thái độ phục vụ của cán bộ nhà nước hiện nay. 
 
Từ năm 2017 đến nay, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được tỉnh trang bị hệ thống máy tính, cấp một tài khoản trên phần mềm "Một cửa điện tử". Hàng ngày, cơ quan chính quyền các địa phương truy cập vào phần mềm để tra cứu thông tin, tiếp nhận, xử lý văn bản mới của các cơ quan, đơn vị gửi đến và gửi công văn đi đến các cơ quan chức năng... Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các cơ quan giảm đáng kể chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại của cán bộ, nhân viên hành chính phải đi gửi công văn, hồ sơ, giấy tờ; người dân khi giải quyết thủ tục hành chính cũng không còn phải đi lại nhiều lần như trước đây... 
 
Nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin là nền tảng để xây dựng một nền hành chính hiện đại, là cơ sở thiết lập chính quyền điện tử, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền điện tử. Hiện toàn tỉnh có 187 đơn vị gồm 16 sở, ngành, 10 huyện, thành phố, 161 xã, phường, thị trấn được trang bị cơ bản đầy đủ máy tính cho cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ và có hạ tầng mạng nội bộ theo tiêu chuẩn, có mạng máy tính và trang thông tin điện tử được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thực hiện nhận và gửi văn bản điện tử qua mạng. Đến nay, tỉnh đã cung cấp 886 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 54 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh cũng tích cực triển khai nhiều phần mềm ứng dụng chuyên ngành phục vụ hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ. Điển hình như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với phần mềm cung cấp các dịch vụ công trực tuyến: Đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư; ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý trường học, sổ liên lạc điện tử, đào tạo trực tuyến; ngành thuế ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nộp thuế qua kênh điện tử; ngành y tế ứng dụng phần mềm quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán điện tử VNPT-HIS... 
 
Đối với cấp xã, bộ phận một cửa đã xử lý công việc đối với 17 lĩnh vực cụ thể với 21 TTHC, 183 mẫu đơn, tờ khai. Nhiều lĩnh vực có hệ thống phần mềm quản lý ngành dọc nên rất thuận lợi cho việc quản lý, khai thác thông tin, điển hình như lĩnh vực y tế, lao động - thương binh và xã hội, người cao tuổi... Các thủ tục đều được giải quyết nhanh, gọn; một số thủ tục chỉ giải quyết trong ngày nên rất thuận tiện cho người dân, tổ chức khi giao dịch hành chính. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương cho thấy: Việc sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ cấp xã còn hạn chế; hệ thống máy tính mới chỉ trang bị cho bộ phận một cửa, còn các bộ phận chuyên môn máy tính đã xuống cấp; đường truyền, nền tảng công nghệ dùng chung chậm gây khó khăn cho việc cập nhật, quản lý, khai thác dữ liệu, truyền tải văn bản thông tin... 
 
Kết quả đánh giá chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT năm 2018, Hưng Yên xếp thứ 9 toàn quốc, tăng 22 bậc so với năm 2017. Điều đó khẳng định sự quyết tâm của tỉnh trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước theo hướng hiện đại hoá, chuyên môn hoá, giúp chính quyền gần dân hơn, từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Tin liên quan

Xã Đình Dù đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu(20/01/2024 6:46 SA)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm Lễ hội hoa Xuân Quan(24/12/2023 8:27 SA)

Làng nghề quất cảnh Thiết Trụ chuẩn bị phục vụ thị trường Tết(18/12/2023 8:52 SA)

Huyện Ân Thi tập trung giải phóng mặt bằng công trình giao thông trọng điểm(24/07/2023 3:06 CH)

Yên Mỹ Đẩy mạnh cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến(04/07/2023 1:51 CH)

Tin mới nhất

Công bố quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ(27/03/2024 6:25 SA)

Xã Phan Sào Nam đón bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu(25/03/2024 6:33 SA)

Bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(19/03/2024 7:50 SA)

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng chủ lực(17/03/2024 6:45 SA)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề tại Sở Giáo dục và Đào tạo(15/03/2024 6:43 SA)

°
40 người đang online