Nga sẵn sàng gia hạn Hiệp ước START mới với Mỹ

Đăng ngày 12 - 10 - 2018
Lượt xem:
100%

Nga sẵn sàng gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START hay còn gọi là START III) với Mỹ thêm 5 năm nữa, nếu như Washington và các đồng minh thiện chí tuân thủ văn kiện này.

 
Cục trưởng Cục kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga,
ông Vladimir Yermako. (Ảnh: Denis Balibouse/Reuters)

Đây là tuyên bố do Cục trưởng Cục kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Vladimir Yermakov đưa ra trong một phiên họp của Ủy ban thứ nhất Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) và được đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Nga ngày 10/10.

Ông Yermakov cho rằng, điều cần thiết phải thực hiện trước khi gia hạn START mới là bảo đảm sự tuân thủ của Mỹ, đặc biệt liên quan tới việc Washington đơn phương loại bỏ một số lượng lớn các vũ khí tấn công chiến lược vượt qua các tiêu chuẩn quy định trong hiệp ước.

Theo ông Yermakov thì hiện Nga đang sở hữu số lượng các thiết bị vận chuyển và đầu đạn ở mức độ tối đa mà START mới cho phép. Tuy nhiên, cũng theo tinh thần của bản hiệp ước này thì Nga đã cắt giảm hơn 85% vũ khí hạt nhân so với thời chiến tranh Lạnh. “Chúng tôi cần một đối tác có trách nhiệm và tỏ ra quan tâm tới vấn đề” – ông Yermakov nói.

Hiệp ước START mới được ký kết ngày 8/4/2010, bắt đầu có hiệu lực vào năm 2011 và sẽ hết hạn vào năm 2021, song có thể gia hạn thêm 5 năm nữa nếu như có được sự đồng thuận từ các nước tham gia hiệp ước. Theo tinh thần của START mới, Nga và Mỹ phải cắt giảm số lượng các bệ phóng tên lửa hạt nhân chiến lược trước ngày 5/2/2018. Cụ thể, mỗi bên tham gia hiệp ước không được sở hữu quá 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 phương tiện triển khai, như: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng. START mới cũng quy định các bên tham gia phải trao đổi thông tin về số lượng các phương tiện vận chuyển và đầu đạn đang sở hữu theo định kỳ 1 năm 2 lần.

Cho tới nay, cả Nga và Mỹ đều tuyên bố đã hoàn thành việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình theo đúng thời hạn đã đề ra. Tuy nhiên, Nga đang tỏ ra quan ngại về học thuyết hạt nhân mới của Mỹ có nguy cơ dẫn tới việc hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như mở rộng hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ một cách không hạn chế.

Bên cạnh đó, ông Yermakov cho biết, Nga cũng quan ngại về các kịch bản triển khai vũ khí ra không gian vũ trụ sau khi nắm bắt được những thông tin rằng “một số nước đang chuẩn bị tích cực cho các chiến dịch ở khu vực gần bầu khí quyển trái đất”. Ngoài ra, việc Mỹ triển khai các bệ phóng MK-41 ở Romania và Ba Lan, có thể được trang bị tên lửa hạt nhân vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (IRNFT) cũng là điều khiến Moscow phải lưu tâm.

Theo quan điểm của ông Yermakov thì việc giải giáp vũ khí hạt nhân sẽ trở thành hiện thực nếu như có được sự chung tay từ tất cả các nước sở hữu năng lực hạt nhân quân sự, mà trước tiên là các thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). “Tuy nhiên, thật đáng tiếc là cho tới nay, chúng tôi chưa thấy nước nào trong số họ đưa ra ý định này” – đại diện Nga cho biết./.

Tin liên quan

Ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga(20/03/2024 6:38 SA)

Khẳng định tầm quan trọng của hòa bình(06/03/2024 7:31 SA)

Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn dự luật ngân sách tạm thời để tránh đóng cửa chính phủ(04/03/2024 7:28 SA)

Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người(29/02/2024 7:30 SA)

Hội đồng Bảo an LHQ không thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza(22/02/2024 6:51 SA)

Tin mới nhất

Ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga(20/03/2024 6:38 SA)

Khẳng định tầm quan trọng của hòa bình(06/03/2024 7:31 SA)

Thủ tướng dự lễ đón các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia(06/03/2024 7:30 SA)

Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn dự luật ngân sách tạm thời để tránh đóng cửa chính phủ(04/03/2024 7:28 SA)

Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người(29/02/2024 7:30 SA)

°
302 người đang online