UBTVQH cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Đăng ngày 24 - 04 - 2017
Lượt xem:
100%

Chiều 22/4, tại phiên họp thứ 9, UBTVQH đã cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2018.

Báo cáo Thẩm tra đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 (Chương trình) của Ủy ban Pháp luật cho biết, tại kỳ họp 2, Quốc hội đã thông qua 3 luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến về 14 dự án luật khác.

Ủy ban Pháp luật nhận thấy, thời gian qua, thực hiện các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng cũng như tiến độ chuẩn bị các dự án.

Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành được chú trọng, tăng cường hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc lập, triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: Chương trình vẫn phải điều chỉnh quá nhiều; chất lượng của một số dự án luật, pháp lệnh được trình còn hạn chế, có dự án còn phải thay đổi khá nhiều về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; tình trạng “nợ” văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa được khắc phục triệt để; việc gửi hồ sơ, tài liệu về nhiều dự án vẫn chưa bảo đảm thời gian theo quy định mặc dù đã có đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa được thực hiện đúng và đầy đủ quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong công tác soạn thảo, trình dự án luật, pháp lệnh; ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong công tác xây dựng pháp luật còn chưa cao…

Phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, trên cơ sở các nguyên tắc và tiêu chí được thảo luận tại phiên họp, UBTVQH đồng ý tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2017, Quốc hội sẽ thông qua 15 dự án luật, trong đó có 13 dự án luật mà Quốc hội đã cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2; cho ý kiến đối với 5 dự án luật.

“Riêng Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được bổ sung theo đề nghị của Chính phủ sẽ được thông qua tại 1 kỳ họp nhưng phải qua 2 vòng”, ông Uông Chu Lưu cho biết.

Tại phiên họp thứ 4 vào cuối năm 2017, Quốc hội sẽ thông qua 6 dự án luật, cho ý kiến 11 dự án luật.

Trong Chương trình của năm 2018, tại kỳ họp 5, Quốc hội sẽ thông qua và cho ý kiến 19 dự án luật, trong đó các luật về hành chính công, về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là những dự án luật mới. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 5 dự án luật khác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Luật về Hội, Luật Biểu tình thì Chính phủ xin tiếp tục lùi lại để chuẩn bị kỹ hơn. UBTVQH đồng ý với Chính phủ và sẽ báo cáo Quốc hội về vấn đề này.

Về Luật Quy hoạch, ông Uông Chu Lưu cũng lưu ý phải đưa luật này vào Chương trình năm 2018 để sửa đổi, bổ sung, dùng một luật sửa nhiều luật, trong đó 4 luật lớn liên quan cần đưa vào Chương trình năm 2018 để bảo đảm Luật Quy hoạch được thông qua và có hiệu lực từ năm 2019 như kế hoạch đề ra.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Xây dựng pháp luật phải thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng(26/03/2024 6:53 SA)

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan(26/03/2024 6:52 SA)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov(20/03/2024 6:45 SA)

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư ở Việt Nam(20/03/2024 6:44 SA)

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp đầu tiên Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng(14/03/2024 7:18 SA)

°
161 người đang online