Quy định mới về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Đăng ngày 18 - 04 - 2017
Lượt xem:
100%

Ngày 4/4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại.

Theo Nghị định, Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, xã hội đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Ưu tiên đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước và các chính sách khác, trong đó có việc dành thêm quỹ đất và tín dụng ưu đãi cho việc trồng, thu hoạch, bảo quản, sản xuất, gia công, chế biến nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước. Đầu tư và xã hội hóa đầu tư nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Nghị định quy định rõ nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh. Cụ thể:  Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm phải có trong danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y. Sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đảm bảo không gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi. Chỉ được phép sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên phạm vi cả nước.  Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Quy định số lượng tối thiểu các chỉ tiêu phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng. Quản lý công tác khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản và công bố các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Ban hành danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm. Hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại địa phương. Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. Ban hành các chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017.

Tin liên quan

Thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2024(10/01/2024 1:07 CH)

Thông báo đề nghị các tổ chức, cá nhân cần chấp hành nghiêm các quy định khi sử dụng thiết bị bay...(31/10/2023 1:48 CH)

Quyết định phê duyệt “Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân...(15/09/2023 7:56 CH)

Thông cáo báo chí thực hiện Nghị quyết số 383/2023/NQ-HĐND ngày 06/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh(01/09/2023 7:26 SA)

Thông cáo báo chí thực hiện Nghị quyết số 385/2023/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng...(31/08/2023 7:21 SA)

Tin mới nhất

Bảo đảm cấp nước sinh hoạt ổn định mùa nắng nóng(15/04/2024 8:12 SA)

Triển khai nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024(12/04/2024 2:09 CH)

Xã Liên Nghĩa đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu(12/04/2024 8:16 SA)

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới(12/04/2024 8:14 SA)

Về việc huỷ bỏ giá trị pháp lý của Giấy uỷ quyền(11/04/2024 2:07 CH)

°
39 người đang online